Dự án Metro chậm tiến độ sẽ mất uy tín với nhà tài trợ

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Thị trường 31/03/2016 08:17

Các dự án Metro hết sức rất cấp bách, nếu thời gian thực hiện chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến uy tín đối với các nhà tài trợ.

IMG_2124
Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì đã có buổi làm việc với Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.

Ngày 30/3, Đoàn công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chủ trì đã có buổi làm việc với Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM về các dự án tuyến Metro tại TP.HCM.

Báo cáo tại buổi làm việc ông Lê Khắc Huỳnh, Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết: “Dự án đang được triển khai thực hiện 2 hợp đồng xây lắp và 1 hợp đồng mua sắm thiết bị theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC, 1 gói thầu xây lắp cuối cùng của dự án đang mời thầu, thực hiện theo hình thức hợp đồng thi công xây dựng công trình, 1 gói thầu còn lại sẽ tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2016. Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) sẽ kéo dài đến TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), với chiều dài thêm khoảng 4,7km. Hiện JICA đã đồng ý về sự cần thiết kéo dài tuyến Metro số 1 đến tỉnh Đồng Nai và sẽ xem xét bổ sung tài trợ cho phần mở rộng này”.

Tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), giai đoạn 1 đang trong giai đoạn lập thiết kế nền tảng, chuẩn bị các hồ sơ để tổ chức mời thầu các gói thầu chính và điều chỉnh dự án, ông Huỳnh cho biết thêm.

IMG_2121
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM.

Sau khi nghe báo cáo về tiến độ tuyến Metro số 1 và số 2, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: “Dự án tuyến Metro số 2 cần sớm hoàn thành việc thiết kế cơ sở nếu không dự án sẽ khó thực hiện đúng tiến độ đề ra. Đây là các dự án hết sức lớn và rất cấp bách, nếu thời gian thực hiện bị chậm sẽ ảnh hưởng đến uy tín đối với các nhà tài trợ, đội vốn và các dự án tiếp theo sẽ cũng rất khó tiếp cận vốn vay”.

Thứ trưởng Đông yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đánh giá lại kết quả quản lý dự án, kiện toàn nhanh cơ cấu tổ chức để rà soát lại những gì đã làm được, những gì chưa làm được, còn vướng mắc nếu vượt thẩm quyền phải đưa ra phương án kiến nghị, giải quyết ngay.Phải xây dựng tiến độ tổng thể, chi tiết từng hạng mục. Bên cạnh đó, cần kiểm tra thường xuyên tiến độ, qua đó, xây dựng và lên kế hoạch chi tiết để nắm rõ hạng mục nào chậm để có phương án điều chỉnh kịp thời.

Ý kiến của bạn

Bình luận