Đất nước Nam Âu Romania với những ngôi làng như bước ra từ truyện cổ tích đang trở thành điểm đến mới lạ cho du khách tới châu Âu |
Năm 2015, Marie Kondo lọt thẳng vào danh sách 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới của Tạp chí Time. Với cuốn sách chỉ đơn thuần nói về việc dọn nhà, được xuất bản trên 30 quốc gia, cô gái này đã truyền đi khắp thế giới nguồn cảm hứng “spark joy” – thứ niềm vui lấp lánh mà lối sống tối giản mang lại. Chủ động cắt bớt những thứ dư thừa để có được đơn giản và thư thái – phương thức "dọn dẹp" của KonMarie đang dần trở thành triết lý cho thế giới hiện đại.
Giảm điểm đến, tăng trải nghiệm
Không chỉ dừng lại ở việc tối giản hóa hành lý mang theo trong mỗi chuyến đi, xu hướng “KonMarie-hóa” du lịch còn được thể hiện rõ nét qua việc lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ ngắn tại những địa điểm du lịch độc đáo. Mục tiêu lớn nhất là giảm điểm đến nhưng lại gia tăng trải nghiệm. Thay vì ôm đồm check in hàng loạt điểm đến nhưng chẳng hiểu gì về nơi mình có mặt, xu hướng này khuyến khích du khách dành thời gian để trải nghiệm về phong tục, văn hóa tại một điểm đến đặc biệt nào đó.
Triết lý này rõ ràng đang ảnh hưởng khá sâu rộng đến xu hướng du lịch toàn cầu trong vài năm trở lại đây.
Về thời gian, thay vì những chuyến đi kéo dài tới vài tuần lễ, các kì nghỉ với thời gian ngắn từ 2-4 ngày trở nên phổ biến hơn và được lập kế hoạch thực hiện thường xuyên hơn. Năm 2018, Pinterest ghi nhận mức độ tăng lên 167% về việc tìm kiếm các từ khóa liên quan tới kỳ nghỉ ngắn ngày.
Về điểm đến, trong danh sách 10 điểm đến hàng đầu 2019 của Lonely Planet đã xuất hiện những cái tên lạ lẫm như Panama, Kyrgyzstan, Belize, hay quốc đảo nhỏ xíu giữa Đại Tây Dương Sao Tome… Còn tại châu Âu, thay vì những tour liên vùng cổ điển chạy dọc châu Âu, đi qua những điểm quen thuộc như Pháp, Tây Ban Nha, du khách đang dần tập trung vào các quốc gia mới, như Bỉ, Bồ Đào Nha, Belarus hay Romania để cùng được thưởng ngoạn và khám phá.
Nhìn chung, ảnh hưởng của xu hướng Marie Kondo khiến du khách phải tính toán kỹ lưỡng hơn cho quỹ thời gian trong một chuyến đi. Vì thế, dù ngắn ngày, nhưng những chuyến du lịch này không vì thế mà trở nên thiếu vắng trải nghiệm mà luôn được tính toán kế hoạch rõ ràng, dựa trên việc lựa chọn những hình thức du lịch phù hợp.
Người Việt thích đi du lịch ngắn ngày nhất thế giới
Tại Việt Nam, theo khảo sát về xu hướng du lịch toàn cầu do Visa thực hiện với sự tham gia của hơn 15.000 người đến từ 27 quốc gia, người Việt có hành trình du lịch ngắn nhất thế giới với 74% chuyến đi kéo dài chỉ trong 4 đêm hoặc ít hơn.
Bên cạnh thời gian du lịch, thời gian di chuyển của người Việt cũng chỉ bằng 75% so với con số trung bình của người châu Á. Họ thường lựa chọn các điểm đến có thời gian di chuyển trung bình là 4,5 giờ thay vì con số trung bình 6 giờ ở khu vực Châu Á nói chung.
Có thể nói, thói quen du lịch của người Việt ngay từ đầu đã khá tương đồng với xu hướng tối giản đang được Marie Kondo khởi xướng. Và đây cũng chính là nguyên nhân, các sản phẩm và dịch vụ du lịch thế giới khi xuất hiện tại Việt Nam luôn có những tùy chỉnh, thay đổi để trở nên phù hợp hơn.
Đơn cử như mô hình Sở hữu kỳ nghỉ đã du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Hiểu một cách đơn giản, Sở hữu kỳ nghỉ là trả trước trọn gói cho khoảng thời gian lưu trú nhất định (thường là vài năm trở lên) tại một hệ thống khách sạn hay resort cao cấp. Bù lại, khách hàng có thể tận hưởng những dịch vụ nghỉ dưỡng 4-5 sao với mức giá tối ưu, có thể tiết kiệm 50- 70% so với mức giá đặt phòng niêm yết.
Nếu như trên thế giới, mô hình này hầu như chỉ cung cấp gói sản phẩm có thời gian là 8 ngày 7 đêm/năm thì tại Việt Nam, một đơn vị cung cấp dịch vụ là FLC Holiday đã linh hoạt đưa ra chính sách tách/gộp kì nghỉ để phù hợp với thói quen du lịch ngắn ngày của người Việt.
Theo đó, thành viên của FLC Holiday có quyền tách kỳ nghỉ 8 ngày 7 đêm mỗi năm thành 2 đến 3 kỳ nghỉ nhỏ (3 ngày 2 đêm hoặc 2 ngày 1 đêm) hoặc gộp thêm quyền nghỉ của năm kế tiếp để lấy gấp đôi số lượng phòng so với sản phẩm đã mua.
Sản phẩm của FLC Holiday với thời gian sở hữu và cách sử dụng linh hoạt, tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu |
Bên cạnh quyền lợi đặc biệt về tách/gộp kỳ nghỉ, thành viên của FLC Holiday còn có cơ hội đồng sở hữu sản phẩm, cho thuê tặng lại, thừa kế kỳ nghỉ cùng nhiều ưu đãi đặc biệt khi lưu trú.
Không chỉ được tận hưởng không gian lưu trú tiện nghi và quyền lợi tại các quần thể nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC, chủ sở hữu thẻ còn có thể tận hưởng kỳ nghỉ tại hàng trăm khách sạn, resort trên thế giới vì đơn vị này đã tham gia RCI – hệ thống trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới. Tất cả những điều này đáp ứng tối ưu mong muốn “ít nhưng chất” mà du khách mong muốn cho kì nghỉ ngắn ngày của mình.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.