Dùng chim bồ câu để giám sát ô nhiễm không khí

Tác giả: Hà Vũ (MA,vnerview)

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 17/03/2016 14:39

Những chú chim bồ câu đặc biệt sẽ được tập hợp thành một đội bảo vệ "môi trường không khí" cho thành phố London (Anh).

1507766
 

Theo Slashgear, một đàn chim bồ câu 10 con sẽ mang trên mình một trọng trách vô cùng lớn giúp cải thiện chất lượng không khí tại thành phố London (Anh).

Mỗi chú chim sẽ được gắn trên mình một bộ cảm biến có nhiệm vụ giám sát chất lượng không khí trong khắp thành phố. Trên thực tế, bộ thiết bị sẽ tích hợp thêm GPS và có trọng lượng chỉ khoảng 25 gram.

Dự án sử dụng chim bồ câu như "quan trắc viên" có tên Pigeon Air Patrol. Điều bất ngờ là dự án sẽ chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày. Nói vui rằng, những chú chim bồ câu này gần như những nhà hoạt động môi trường đang đi giám sát tình hình trong thành phố. Được biết dự án này đã từng chiến thắng trong cuộc thi có tên #PoweredByTweets được Twitter tổ chức vào hồi năm ngoái. 

Theo Gizmodo, để biết chất lượng không khí xung quanh nhà, bạn thậm chí có thể viết dòng tweet có nội dung @PigeonAir trên Twitter để "triệu hồi" những chú chim bồ câu chuyên nghiệp tới giám sát.

Bộ phận cảm biến gắn trên lưng bồ câu được chế tạo bởi công ty Plume Labs. Chúng có thể cung cấp dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí, đặc biệt nồng độ NO2 (nitrogen đi-ôxit) và O3 (ozon) rồi gửi tới smartphone. Theo một nghiên cứu của Đại học  Hoàng gia Luân Đôn, thủ đô V.Q Anh là thành phố có nồng độ khí NO2 cao nhất thế giới.

Tuy nhiên theo CEO của Olume Labs, ông Romain Lacombe cho biết, bầy chim bồ câu với 10 con quả thực rất khó để tạo nên một bản đồ đáng tin cậy về sự ô nhiễm trong không khí tại Luân Đôn.

Nhưng Lacombe đang nuôi hy vọng quảng bá dự án tới nhiều người hơn, đồng thời thu hút thêm tình nguyện viên mới nhằm phủ sóng khắp thành phố.

Theo một nghiên cứu do trường King's College London công bố, đã có 9.500 người chết mỗi năm ở thành phố này do tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài. Đặc biệt London gần như sẽ không tuân thủ theo giới hạn mức độ ô nhiễm NO2 của Ủy ban Châu Âu (EU) ban hành mới đây theo lộ trình từ nay tới năm 2025.

Ý kiến của bạn

Bình luận