Đường Âu Cơ: In đậm dấu ấn lịch sử

Du lịch 30/12/2018 08:24

Tên gọi Âu Cơ được đặt cho một con đường phía đông Hồ Tây cũng mang đậm ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh.


 

93
Đường Âu Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Zing

Nói đến tên nhân vật lịch sử, cũng đồng thời là nhân vật huyền thoại Âu Cơ thì mọi người đều thống nhất rằng đây là vị tổ mẫu của dân tộc chúng ta. Nhưng vì sao lại là Âu, vì sao lại là Cơ thì ít người để ý đến.

Chữ “Âu” ở đây bắt nguồn từ 1 huyền tích của người Mường vốn là anh em gắn bó ruột thịt với ng Việt từ thời xa xưa, có tên là đẻ đất đẻ nước thì ở đó có chuyện “Chim Âng, cái Ứa”, thì rất gần với chữ Âu trong “Âu Cơ”.

Huyền tích nói rằng Âu Cơ với chữ Cơ là người phụ nữ đẹp theo nghĩa chữ Hán thì là người phụ nữ đẹp, mang hình tượng của loài chim, tượng trưng cho phần núi cao, trời cao thì là 1 nửa của non sông, đất nước, mà nửa kia chính là biển, là phần ở phía dưới, mà khi sự hợp nguồn của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành cặp vợ chồng tiên tổ của dòng giống.

Tên Âu Cơ như vậy được đặt cho con đường bao quanh miền phía đông của hồ Tây, từ chỗ này chạy ra đường Hùng Vương, mà Hùng Vương là quốc tổ của nước Việt nhưng cũng từ mẹ Âu Cơ – TỔ mẫu mà sinh ra., thì đó là vị trí xứng đáng và càng xứng đáng hơn khi nó bắt đầu ở địa điểm làng cổ Nhật Tân có ngôi đình rất đẹp, thờ 7 người con của tổ mẫu Âu Cơ. Do đó bắt đầu đường Âu Cơ ở phía đông Hồ Tây là sự bắt đầu đầy ý nghĩa, vừa lịch sử, vừa văn hóa, vừa tâm linh.

Đường Âu Cơ chính là đoạn đê sông Hồng nằm giữa đường Nghi Tàm và An Dương Vương (quận Tây Hồ), là một trong những đoạn chung chuyển nối nội thành Hà Nội với sân bay Nội Bài. Hai bên đường là chân đê với bãi cỏ xanh mướt. Đường nguyên là đường đê sông Hồng, chạy trên đất của các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm trước, nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên quận Tây Hồ.

Hiện nay thành phố Hà Nội đang thực hiện rào chắn phân luồng giao thông phục vụ thi công dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên do vậy mà con đường Âu Cơ đoạn đầu Nghi Tàm đã bị thu hẹp đôi chút, bụi từ các công trình xây dựng cũng làm cho người tham gia giao thông gặp đôi chút khó khăn nhất là khi trời mưa.

Trên đường gần như không có bóng cây, là một đoạn đường đê khá dốc, có lối đi chính vào công viên nước Hồ Tây. Đây là đường hai chiều với dải phân cách cứng ở giữa, một vài điểm dừng chờ xe bus ở bên cạnh đường. Tuy nhiên do đường vắng bóng cây xanh nên những khi trời nắng hay mưa nếu phải dừng chờ xe bus ở đây thì tương đối vất vả và bụi bặm.

Tuy vậy với nhiều người dân sinh sống tại đây, đường Âu Cơ vẫn là một con đường huyết mạch, gắn liền với lịch sử dựng nước của cha ông và trong tương lai, khi các công trình xây dựng hoàn thiện thì đây sẽ là một trong những con đường đẹp nhất của thủ đô:

Đường Âu Cơ đi qua các làng Nhật Tân, Quảng Bá, Tứ Liên (huyện Từ Liêm cũ), nay thuộc phường Nhật Tân, Quảng An và Tứ Liên, quận Tây Hồ, vốn là khu vực trồng hoa nổi tiếng xa xưa. Đối diện bên kia đường là chợ hoa Quảng An khá nổi tiếng chuyên bán hoa tươi, nhộn nhịp từ 11h đêm đến 3-4h sáng cũng là một trong những nét rất đặc trưng của đời sống người dân vùng ven Hồ Tây vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Phía dưới đường Âu Cơ có một con đường nhỏ, mặt đường cũng tương đối rộng rãi thoáng đãng, chạy song song. Cuộc sống của người dân nơi đây yên bình và nhẹ nhàng khi qua đường Âu Cơ có thể nhìn thấy chợ hoa Quảng Bá rực rỡ ở phía dưới và đoạn qua An Dương Vương vẫn thấy những rặng tre um tùm xanh tốt, hay chỉ cần qua mặt đường một chút rồi đi xuống là thấy sông Hồng mênh mang đỏ lừ mùa nước lũ.

Vẫn còn những con đê giữ được vẻ yên bình với màu xanh mướt của cỏ hai triền đê, mặc cho sự ồn ã, xô bồ của phố xá hay những ngôi nhà, biệt thự sang trọng mọc lên ngày một nhiều quanh khu vực này.

Trong những năm gần đây, từ nơi cỏ mọc um tùm, nhiều đoạn triền đê sông Hồng thuộc tuyến đường Âu Cơ và Nghi Tàm (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã "lột xác" trở thành những tấm thảm hoa rực rỡ màu sắc. Như điểm nhấn tươi tắn trên con đê sông Hồng, vẻ đẹp của những vườn hoa dọc đường Âu Cơ khiến nhiều người qua đường không khỏi ngỡ ngàng.

Vẻ đẹp đầy sức sống ấy đối lập với hình ảnh của một triền đê cũ kĩ đầy cỏ dại xưa kia. Hoa ở đây được trồng phổ biến nhất là hoa mười giờ, loài hoa có thân thấp, một vài nơi khác cũng trồng xen hoa cúc, hoa mẫu đơn rực rỡ. Nhiều hộ cũng tranh thủ dải đất nghiêng của đê xưa trồng xen một vài loại rau cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Một người dân ở đây chia sẻ:

Trên đường Âu Cơ có một di tích lịch sử quốc gia đó là đình Nhật Tân, xưa kia được gọi là đền Nhật Chiêu, đến triều Khải Định, đổi thành Nhật Tân. Đình thờ đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là người nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn. Đến thời Trần Nhân Tông, giặc Nguyên Mông đem 40 vạn quân, do tướng giặc là Toa Đô cầm đầu tiến đánh nước ta. Ông dâng biểu, xin vua cha được đi đánh giặc và viết bài hịch truyền kêu gọi, được nhân dân nô nức hưởng ứng.

Ông thành lập đội quân xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên và đại thắng. Giặc tan, Vua phong ông là Dâm Đàm Đại Vương (Đại Vương Hồ Tây). Vua thương tiếc cho xây đền tại chỗ ông mất để nhân dân hương khói phụng thờ và gọi là đền Nhật Chiêu, sắc phong là Hiển Minh Đức. Để tưởng nhớ công lao của Uy Linh Lang, hàng năm nhân dân trong vùng làm lễ tế vào ngày 10/2 (lễ chính) và 15/8 âm lịch hàng năm. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần và thường được diễn ra trong 4 ngày.

Đan xen trong lễ hội có rất nhiều trò chơi và biểu diễn văn nghệ truyền thống như, hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người, chọi gà, đánh tổ tôm điếm… Lễ hội đình Nhật Tân mang đậm nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Đi trên đường Âu Cơ hôm nay, chắc ít người hình dung ra những con đê xưa giờ đã trở thành con phố tấp nập và sầm uất nối dài từ đời này sang đời khác. Khác với những con đê hình thành ở dọc các hệ thống sông Cầu, sông Đuống và sông Hồng mạn xuôi về vùng Đông Bắc, con đường đê Âu Cơ được hình thành không phải để ngăn nước giữ ruộng cày cấy mà chủ yếu là để ngăn sự úng lụt cho vùng đất trũng phía trong sông. Người Hà Nội đã quen dần với hình ảnh đê sông Hồng đắp đất nay thành đường nhựa với tường đê bê tông cốt thép.

Con đê trải dài được kiên cố hóa kéo suốt mấy con đường nối nhau từ Âu Cơ đến Nghi Tàm, Yên Phụ qua Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải rồi Trần Khánh Dư và Nguyễn Khoái…

Những con đê trong lòng thành phố, chuyên chở biết bao tâm tình, thói quen, nếp sống… mà thiếu nó thì có lẽ Hà Nội không còn là Hà Nội.

Bởi thế đi kèm với con đê đặc biệt này không phải là những đàn trâu lững thững đi về mà là hình ảnh những khu vực chợ dân sinh, chợ hoa, nơi người dân sinh sống, gắn bó. Thật khó có thể quên được con đê Âu Cơ thơm ngát những mùa hoa bưởi, những gánh sen hồng theo người bán hàng kĩu kịt từ làng hoa Hồ Tây mang vào thành phố.

Và ngày ngày, sớm sớm, Phố Âu Cơ luôn tấp nập người và hoa từ chợ Quảng Bá về các chợ đầu mối. Những dịp cuối năm thì con đường này là chợ bán hoa tết nổi tiếng với những dãy dài bán quất cảnh, đào cảnh, đào thế, đào rừng rất đẹp. Nếu có dịp qua đây lúc gần Tết, chúng ta sẽ ngỡ lạc vào một thế giới của muôn hoa khoe sắc kín dọc con đường.

Từ đường Âu Cơ rẽ vào ngõ 264, đi thẳng con đường nhỏ đó, quý vị sẽ được dẫn bước tới bãi đá sông Hồng, với những khu vườn trồng hoa bốn mùa lúc nào cũng rực rỡ khoe sắc. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc cho những người yêu thích chụp ảnh, dù đã từng đặt chân qua nhiều lần vẫn luôn thấy mới mẻ và muốn quay trở lại lần nữa.

Ý kiến của bạn

Bình luận