Đường Bưởi: Hoài niệm bóng cây đại thụ

Du lịch 16/12/2018 06:50

Hàng cây xà cừ đại thụ ở đường Bưởi nay không còn khiến nhiều người nuối tiếc


 

164
Hàng cây xà cừ trên đường Bưởi trước khi bị chặt hạ

Đường Bưởi có chiều dài hơn 2 km, rộng 6m nối từ ngã tư Cầu Giấy đi qua ngã ba Cống Vị đến cuối đường Hoàng Hoa Thám (chợ Bưởi).

Con đường nguyên là thân của bức tường thành đắp bằng đất (tức lũy) của tòa thành bao bọc trọn vẹn kinh thành Thăng Long đời nhà Lê mà một số nhà nghiên cứu gọi là tòa thành “vòng ngoài”.

Tên đường Bưởi được chính thức đặt từ tháng 10 năm 1986, nay đường thuộc các phường Ngọc Khánh, phường Cống Vị của quận Ba Đình và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tên gọi đường Bưởi hay được gọi nhiều hơn cả là Kẻ Bưởi vốn là một khu vực gồm nhiều làng ở góc Tây – Nam của hồ Tây và bên bờ bắc sông Tô Lịch.

Đường Bưởi có chiều dài hơn 2 km, rộng 6m nối từ ngã tư Cầu Giấy đi qua ngã ba Cống Vị đến cuối đường Hoàng Hoa Thám (chợ Bưởi).

Con đường nguyên là thân của bức tường thành đắp bằng đất (tức lũy) của tòa thành bao bọc trọn vẹn kinh thành Thăng Long đời nhà Lê mà một số nhà nghiên cứu gọi là tòa thành “vòng ngoài”. Tên đường Bưởi được chính thức đặt từ tháng 10 năm 1986, nay đường thuộc các phường Ngọc Khánh, phường Cống Vị của quận Ba Đình và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Tên gọi đường Bưởi hay được gọi nhiều hơn cả là Kẻ Bưởi vốn là một khu vực gồm nhiều làng ở góc Tây – Nam của hồ Tây và bên bờ bắc sông Tô Lịch.

Mỗi lần có dịp đi qua đường Bưởi, nhiều người không khỏi thích thú trước khung cảnh bóng hai hàng cây cao ngút, quanh năm nắng không bao giờ rớt xuống đầu. Bên cạnh đó là hai hàng cây xà cừ đại thụ rậm rì che khuất, cộng thêm mảng công viên cây xanh nằm trải dài ven sông trên thân đê um tùm.

Một người dân sống ở đây cho biết:

Nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, con đường này đã bắt đầu thay đổi, nhất là khúc nối Nguyễn Khánh Toàn qua Đào Tấn. Hàng cây xà cừ đại thụ ở khúc cua vắt qua Bưởi, đoạn Nguyễn Khánh Toàn qua Đào Tấn đã không còn dấu vết. Nối từ khúc cua đó xuôi theo đê Bưởi về chợ Bưởi là các cây đại thụ đã bị chặt hạ.

Khúc dốc Bưởi xuống Hoàng Quốc Việt, gần hướng đi Đội Cấn nay đã trống trơn, chỉ còn nhiều cửa hàng kinh doanh san sát mọc lên, khiến con phố mang vẻ nhộn nhịp khác hẳn trước kia. Điều này khiến cho những người lớn lên tại đây không khỏi tiếc nuối:

Phía bên kia đường, nhiều hộ gia đình tận dụng dốc nghiêng của con đường, với những đoạn bờ kè thiết kế kiểu tổ ong để chống sạt lở được cải tạo trở thành những vườn rau, với rau muống, cải bắp, rau dền, mồng tơi; những cây leo giàn như bí, mướp hay các loại rau thơm, cà tím.

Vườn rau của các gia đình được phân chia rõ ràng. Người dân phải "khai hoang", nhổ hết bụi cỏ rậm rạp, dùng que sắt xới từng ô rồi mua đất, gieo hạt.

Nhiều người chia sẻ, dù rau chưa hoàn toàn sạch do còn bị ảnh hưởng của khói bụi, khí thải xe cộ nhưng dù sao cũng có được sự yên tâm bởi do chính tay mình trồng, vừa tiết kiệm chi phí, lại phần nào tạo được một không gian sống xanh sạch cho chính mình.

Gió heo may đã về trên những con phố thâm nâu rợp bóng cây của Hà Nội. Mùa thu thoảng hương cốm, nồng nàn hoa sữa và rực vàng sắc hoa cúc là mùa của những cảm xúc ngọt ngào, của những nhớ mong da diết.

Dạo phố trong cơn gió heo may se lạnh, chiếc xe đạp kĩu kịt chở những bó hoa cúc vàng rực rỡ từ ngoại thành đã hối hả mang hương sắc mùa thu đến cho người Hà thành.

Vẻ đẹp của mùa thu ở những góc phố rợp bóng mát gợi nhắc nhiều người từng gắn bó với thủ đô về những con phố có nhiều cây cổ thụ, và cũng trong mùa thu, con phố ấy mang những vẻ đẹp riêng biệt, như con đường Bưởi của một mùa thu cách đây chưa lâu…

Ở trên đường Bưởi có những cây xà cừ, cây sấu, cây bàng, cây cơm nguội cổ thụ, gần gũi, thân thiết với bao kiếp người từ lúc đầu xanh đến khi mái tóc pha sương.

Phải kể đến những người bán hàng ngày qua ngày, nắng cũng như mưa trú dưới tán xà cừ lợp mấy tầng lá dày để mưu sinh. Hàng quán của họ thậm chí cũng chẳng có bạt căng lên mà chỉ có mấy mảnh ni-lông, bộ bàn ghế xộc xệch, và bám dựa vào gốc xà cừ để che chắn chút gió lạnh, mưa dầm.

Người gồng gánh hàng rong, đẩy xe bán dạo quần áo, đồ nhựa gia dụng hay lọ hoa, chậu cảnh gốm sứ Bát Tràng, thường rủ nhau ghé vào đây uống chén trà mạn đặc sánh bốc khói, cốc nước chè xanh thơm thảo giữa trưa hè nóng bức từ tay bà cụ bán hàng tóc bạc rót ra, khác hẳn mọi quán nước ven đường.

Mùa nóng hay chiều đông mưa dầm rét buốt, nước chè bao giờ cũng đậm đà như vậy. Bao con phố, vỉa hè, góc đường la liệt quán cóc. Mấy khi dừng chân uống một chén nước ngon mà hương vị còn đọng lại, khó quên. Càng khó quên bởi bà cụ không tính tiền nước. Lời lãi gì mấy chén nước, cụ bảo, bất quá chỉ một công đun. Nhà ngay trong ngõ sẵn lò than, tiện lắm. Ai qua đây nghỉ chân mà chẳng rạc cẳng nhặt nhạnh từng đồng bạc giắt lưng.

Nỡ lòng nào lấy của họ mấy đồng. Giàu thì giàu rồi, nghèo cũng nghèo rồi, thảo nào chỉ thấy những người buôn thúng bán mẹt tìm đến. Dăm chiếc ghế gỗ, ghế nhựa thấp sát đất, hay ngồi trên rễ bàng gồ ghề, mấy người đàn bà, đàn ông lam lũ xuýt xoa chén chè nóng hổi, ấm lòng.

Gió lạnh đầu mùa cuốn lá vàng rụng tả tơi cuối phố tụ lại. Bà cụ vun thành đống, châm diêm. Lá khô bùng cháy, lửa rực đỏ. Mọi người xúm quanh, gương mặt ửng hồng. Nhọc nhằn, mệt mỏi phút chốc vơi hẳn khi người cùng cảnh ngộ ngồi sát bên nhau giữa chiều đông gió lạnh lất phất mưa phùn.

Cả ông già bơm sửa xe đạp co ro cũng xách thùng đồ nghề ghé ngồi, trăm sáng như cả trăm, nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ông đều xách bơm ra đây. Cứ tưởng, thời buổi này, xe máy đầy đường ai còn cọc cạch đạp xe nữa. Vậy mà, chả thiếu gì người vẫn ngày ngày mòn mỏi gò lưng trên chiếc xe đạp cũ kỹ, ọp ẹp, lang thang mọi nẻo đường, xóm ngõ. Họ mua hàng đồng nát, bán hoa, rau củ, bưởi, cam, mùa nào quả nấy.

Qua bao phố cổ, tuyến đường mới mở, mỏi mắt tìm không ra chỗ bơm vá, sửa xe. May mà còn có góc khuất sau gốc xà cừ. Người nọ mách người kia tìm đến. Giữa trưa nắng hầm hập, mồ hôi đẫm lưng, được ngồi dưới tán bàng râm mát, uống nước chè miễn phí.

Cuối chiều đông rét mướt, nhâm nhi cốc sấu đá, thơm thơm vị gừng ngâm lại được ông già bơm xe không lấy tiền. Ai vá, chữa xe, có tiền lẻ thì đưa, không thì thôi. Nhiều bà chở chậu hoa, cây cảnh, đồ nhựa ái ngại.

Ông chỉ cười xuề xòa bảo: “Có đáng gì đâu mấy đồng tiền lẻ. Tôi chỉ cần đủ tiền ăn bữa trưa thôi. Vả lại, làm cho vui khỏe người ra. Lương hưu cũng đủ sống. Đỡ đần cho mọi người một chút, tự dưng thấy trong người nhẹ nhõm, vui vui”. Trong góc khuất lặng gió, hơi lửa quyện hơi người, ấm cúng như dưới một mái nhà.

Đó là câu chuyện ở gốc xà cừ năm nào được kể lại từ ký ức của nhiều người. Chiều thu, bước chân lang thang trên những con phố nồng nàn hương hoa sữa, để tìm về một thời chưa xa, hình ảnh những gốc cây xà cừ, bằng lăng, cơm nguội cổ thụ không còn hiện diện trên đường Bưởi khiến mùa thu như trống vắng, hanh hao đi nhiều.

Ý kiến của bạn

Bình luận