Tại Việt Nam thì đường cứu nạn thường xuất hiện trên những con đường đèo, có địa hình hiểm trở, dốc cao, quanh co, tiềm ẩn cao nguy hiểm do xe mất phanh.
Thói quen của nhiều anh em lái xe hiện nay là lên xe, đề máy rồi cứ phóng đi, rất hiếm chịu đi một vòng chiếc xe hay nhìn trước ngó sau.
Tác dụng của đường cứu nạn là giúp xe ô tô, xe tải bị mất phanh có thể dừng lại được, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản.
Do phải rà phanh liên tục trên những con đường đèo dốc cao và hiểm trở nên xe tải hay xe khách sẽ có thể bị mất phanh do quá nhiệt.
Đường sá Việt Nam thì rất nhiều đoạn cua, đường cong khuất tầm nhìn và tại đây anh em chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ khi lái xe vì rất dễ xảy ra tình huống bất ngờ.
Đường cứu nạn sẽ có lớp sỏi đá hoặc đất cát và tùy theo địa hình thì đường cứu nạn còn có thể được làm dốc hoặc bằng.
Hai bên đường còn có hành lang giảm chấn giúp xe hạn chế được tối đa những nguy hiểm.
Trước khi đến đường cứu nạn rất nhiều biển báo được cắm ra nhằm thông báo đến tài xế lái xe, một số đoạn đường sẽ có cả dải phản quang để dễ dàng nhận ra vào ban đêm.
Dù có thiết kế thế nào thì tác dụng vẫn là cứu xe bị mất phanh.
Biển báo đường cứu nạn. Ảnh: Internet |
Khi xe chạy vào đường cứu nạn, bánh xe sẽ bị lún xuống và cát đá sẽ làm chiếc xe chạy chậm dần đến khi dừng hẳn lại. Từ đó cứu được người và cả xe.
So với nước ngoài những đoạn đường cứu nạn ở Việt Nam có thể ngắn hơn, đơn giản vì tốc độ xe di chuyển ở đường Việt Nam cũng không cao như những nước khác.
Xe mất phanh có thể lao nhanh hơn nhiều nhưng dù thế nào thì các kỹ sư cũng tính toán kỹ nên anh em cứ yên tâm, đừng mang ra so sánh với nước ngoài.
Xe bồn mất phanh lao vào hốc cứu nạn an toàn trên đèo Lò Xo - Ảnh: TCĐB |
Đương nhiên nếu xe không mất phanh thì anh em đừng dại mà lụi vào đường cứu nạn, nó có thể làm xe bị lún và phải nhờ đến xe kéo đấy.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.