Đường thủy nội địa: Xây dựng vị thế trong chiến lược phát triển GTVT

Tác giả: Công Thành

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 17/02/2018 07:43

Giữ vững bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) đang dần khẳng định vị thế trong chiến lược phát triển ngành GTVT.

 

1
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật thăm quan Phòng Giám sát Tổ chức giao thông ĐTNĐ tại Cục ĐTNĐ Việt Nam

Vận tải thủy giữ vững đà tăng trưởng mạnh

Đánh giá về bức tranh toàn cảnh lĩnh vực ĐTNĐ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho hay, năm 2016 là năm ghi nhận sự khởi sắc mạnh mẽ của ĐTNĐ và trong năm 2017, lĩnh vực giao thông thế mạnh quốc gia này tiếp tục có nhiều bước tiến mới đáng ghi nhận, đóng góp tích cực trong chiến lược phát triển ngành GTVT.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật bày tỏ: “Tôi rất mừng khi thấy lĩnh vực ĐTNĐ ngày càng trở nên hiện đại, nổi bật trong đó là “Cuộc cách mạng số hóa” của Cục ĐTNĐ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Cục ĐTNĐ Việt Nam là đơn vị dẫn đầu Bộ GTVT trong công tác cải cách thủ tục hành chính”.

Với những phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, Cục ĐTNĐ Việt Nam đang nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày một tốt hơn, cùng với đó là năng lực trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông cũng mang tính chuyên nghiệp hơn.

Những năm gần đây, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã thay đổi phương thức tiếp cận, lắng nghe, tăng cường đối thoại, kịp thời nắm bắt các kiến nghị của doanh nghiệp vận tải thủy nên đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, từng bước thúc đẩy hoạt động vận tải thủy phát triển. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước tiếp tục được tăng cường, phát huy ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, đặc biệt là công tác phối hợp với bộ, ban, ngành, địa phương trong quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải, bảo đảm TTATGT. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được quan tâm, chú trọng.

Nhờ đó, sản lượng vận tải trên ĐTNĐ liên tục giữ đà tăng trưởng mạnh trong nhiều năm. Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vận tải thủy nội địa trong năm 2017 cho thấy, so với năm 2016, sản lượng vận tải hàng hóa tăng 7,5%, về luân chuyển tấn.km tăng 8,2%; vận tải hành khách tăng 3,8%, về luân chuyển HK.km tăng 8,4%. Trong đó, tuyến vận tải ven biển tăng 157% về lượt phương tiện và tăng 146% về tấn hàng hàng hóa tương ứng.

Song hành với sự tăng trưởng của lĩnh vực ĐTNĐ, công tác đảm bảo TTATGT ĐTNĐ cũng được các cơ quan, đơn vị chức năng chú trọng hơn bao giờ hết. Trong năm 2017, TNGT trên ĐTNĐ đã giảm sâu 02 tiêu chí về số vụ và số người chết. Cụ thể, cả nước đã xảy ra 99 vụ TNGT ĐTNĐ, làm chết 45 người, bị thương 16 người; so với năm 2016 giảm 15 vụ (-13,16%), giảm 27 người chết (-37,5%), số người bị thương không tăng, không giảm.

Ông Hoàng Hồng Giang - Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Bộ GTVT theo phương châm hành động của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, tập thể lãnh đạo, CB, CNVC, người lao động ngành ĐTNĐ đã đoàn kết, thống nhất cao, nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện quyết liệt các giải pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch năm 2017, góp phần hoàn thiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành GTVT.

Nỗ lực trở thành hạt nhân tích cực trong chiến lược phát triển GTVT

DSC07085
 


Nhìn nhận về những thách thức của lĩnh vực ĐTNĐ, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang cho rằng, trong 5 hình thái giao thông của Việt Nam thì ĐTNĐ là lĩnh vực giao thông có được sự ưu đãi của thiên nhiên với hệ thống sông, kênh, đường ven biển thuộc tốp đầu thế giới. Đây là hình thái giao thông thế mạnh của Việt Nam với lợi thế là loại hình vận tải giá rẻ, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, an toàn và thân thiện với môi trường. Phát triển lĩnh vực ĐTNĐ là giải pháp chiến lược trong phát triển GTVT.

Tuy nhiên, dù có nhiều bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây nhưng năng lực vận tải vốn rất lớn của ĐTNĐ hiện vẫn chưa được khai thác tối ưu nên chưa phản ánh đúng lợi thế của hình thái giao thông thế mạnh quốc gia này.

“Hiện nay, lĩnh vực ĐTNĐ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm. Tôi tin rằng, đây là động rất lớn cho những bước “nhảy vọt” của ĐTNĐ. Những nhóm giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ĐTNĐ cũng sẽ được triển khai quyết liệt và có hiệu quả hơn”, Cục trưởng Hoàng Hồng Giang chia sẻ.

Theo Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, xu hướng thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực ĐTNĐ là phải đưa hàng hóa từ đường bộ xuống ĐTNĐ, nâng thị phần vận tải của ĐTNĐ từ 17% lên 21,5% trong toàn ngành GTVT vào năm 2020. Bởi hiện nay, thị phần vận tải của đường bộ hiện chiếm 77% thị phần toàn ngành GTVT là một sự chênh lệch quá lớn.

Xác định mục tiêu rõ ràng, về định hướng nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển lĩnh vực ĐTNĐ thời gian tới, Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế đặc biệt là các cơ chế, chính sách thông thoáng để khuyến khích nhà đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ, xúc tiến các nguồn vốn ODA.

Bên cạnh đó, Cục sẽ huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lĩnh vực ĐTNĐ. Đồng thời, Cục tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, tập trung phát triển vận tải đa phương thức. Cùng với đó, Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ toàn diện hơn nữa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành.

Mặt khác, Cục sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương, đa phương với những quốc gia, khu vực có thế mạnh về vận tải thủy như: Bỉ, Canada, Hà Lan, Campuchia, Trung Quốc, Tổ chức T-CLMV. Cục sẽ chủ trì triển khai Hiệp định Tự do đi lại khu vực cửa sông Bắc Luân và chủ động, tích cực tham gia Hiệp hội Vận tải Thủy quốc tế PIANIC; tiếp tục đề xuất và theo dõi các chương trình hợp tác giao thông thủy và các chương trình hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản - Hàn Quốc; xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về vận tải thủy giữa các nước ASEAN, APEC, CLMN… tiến tới hài hòa các tiêu chuẩn và quy trình quản lý, công nhận lẫn nhau

Ý kiến của bạn

Bình luận