Vẻ đẹp thanh thoát của S 60 |
Tesla gần đây đã cho ra mắt sản phẩm Model S “mới toanh” của mình với nguồn pin lên tới 60 kWh, có khả năng đáp ứng quãng đường lên đến 200 dặm, trong khi giá thành lại giảm xuống. Chắc hẳn đa số chúng ta sẽ nghĩ rằng sự kiện này yêu cầu rất nhiều công đoạn và quy trình chuẩn bị tỉ mỉ, bao gồm cả việc tái phát triển toàn bộ kiểu cách và thiết kế, cải tiến cơ chế vận hành của hệ thống và phân tích, tính toán chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường.
Thế nhưng sự thật là trái ngược hoàn toàn: Tất cả chỉ cần đến vài dòng code được sửa đổi đơn giản!
Thật vậy, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ Model S 60 và “người anh em” trước đó – 60D – được chế tạo với cùng nguồn pin 75 kWh mà Tesla Motors từng áp dụng trên Model S 75. Các kỹ sư chế tạo đơn thuần chỉ phải tinh chỉnh nền tảng phần mềm sao cho hiệu năng bị giới hạn đi 20% so với ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Tesla nhanh chóng có thể đưa ra mẫu xe mới cùng một mức giá phải chăng hơn, từ đó kích thích doanh số và thu hút người tiêu dùng với một lựa chọn hợp lý, phù hợp với xu thế và nhu cầu của cuộc sống hiện nay.
Nghe có vẻ kì lạ và điên rồ, nhưng đúng là Tesla đang cố tình “cải lùi” những phiên bản xe của họ bằng cách kìm hãm đi một chút khả năng vốn có của xe, đặt lên một mức giá thuộc phân khúc thấp hơn, cuối cùng đưa ra dịch vụ nâng cấp trả phí thêm. Cụ thể, khi bạn thực sự bị cuốn hút và tin tưởng vào lựa chọn nâng cấp trên, người phụ trách của Tesla chỉ cần nhấn một nút bấm “roẹt”, mọi thứ được upgrade ngay lập tức sau đó. Điều này vốn không còn xa lạ gì đối với các game thủ thời nay, vì hình thức không có điểm gì khác biệt so với những thủ tục, điều khoản trả phí trong ứng dụng/trò chơi, chỉ có điều giờ đây nó được áp dụng trên một chiếc ô-tô thực thụ ngoài đời.
Chẳng có gì mới lạ hết!
Thực tế, Tesla đã từng sử dụng cách thức trên từ trước đó: Những khách hàng sử dụng dịch vụ nâng cấp Autopilot phải trả thêm 2.500 USD, thực ra chỉ bỏ ra số tiền trên để tính năng này được kích hoạt. Tesla vốn đã thiết đặt hệ thống camera và radar sẵn trên mỗi xe, sau đó ẩn chức năng mở rộng ấy đi, và chỉ tái khởi động khi chủ nhân chấp nhận đăng ký điều khoản liên quan. Trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của Model S, Tesla dự kiến cho ra mắt mẫu xe tích hợp nguồn pin 40 kWh.
Nhưng dường như do không đủ sức hấp dẫn về mặt phần cứng, công ty đã tạm dừng dự án cũ, ra đời phiên bản 60 kWh, tất nhiên là chỉ khi khách hàng chịu bỏ tiền ra thêm 10.000 USD để tiếp tục nhận được phần cải tiến tiếp theo cho trọn vẹn.
Tesla cho biết họ thực ra đang cung cấp cho khách hàng những lựa chọn linh hoạt và cơ động hơn khi tìm kiếm một sản phẩm thích hợp nhất. Giả dụ, nếu bạn cảm thấy chế độ Autopilot hấp dẫn nhưng dự định sau này mới cần đến, thì khi ấy bạn không cần phải tìm mua một chiếc xe mới làm gì cho tốn công cả. Hay công việc mới yêu cầu phải di chuyển nhiều hơn, 9.000 USD đi kèm với 20% hiệu năng pin thực sự là một quyết định không tồi.
Bên cạnh đó, Tesla cũng không phải là công ty đầu tiên sử dụng chiến lược này. “Công nghiệp kỹ thuật điện tử đã tính toán và áp dụng nó trong nhiều năm, cho ra mắt những sản phẩm tương tự, chỉ khác chút về đối tượng khách hàng chọn lọc và thời điểm, nhưng cơ bản là giống,” Eric Gordon – Chuyên gia thương mại công nghệ tại Đại học Michigan cho biết. Thậm chí còn có cả một khái niệm riêng trong ngành được dành cho khía cạnh trên, gần giống như “lùi một bước để tiến hai bước” vậy.
Chẳng hạn, trở lại thời gian khi mà công nghệ âm thanh chất lượng cao nở rộ, các nhà sản xuất đã cố gắng phân mảnh thị trường để thu hút thêm khách hàng từ nhiều tầng lớp khác nhau, phát triển doanh số. Gói dịch vụ cao cấp nhất và rẻ nhất đều có chung cốt lõi và nền tảng như nhau, tập trung vào quyết định trải nghiệm của người dùng hơn là chỉ có một dòng sản phẩm cố định ở một mức.
Thế nhưng đây là Tesla - một cái tên mới mẻ trong ngành công nghiệp ô tô nhưng lại cực kỳ thông minh. Ưu điểm lớn nhất của họ là đã áp dụng công nghệ máy tính một cách rất trơn tru trong lĩnh vực này, hầu như chỉ phụ thuộc vào vài cú click chuột trong khi thu lợi hàng ngàn USD theo sau.
Trò chơi hay thực tế?
Điều thú vị ở đây là cách làm trên của các doanh nghiệp sản xuất lại có khá nhiều điểm tương đồng so với những chiến lược phát triển ứng dụng và game trên nền tảng số. Trải dài từ Battle Camp, Angry Birds cho đến Candy Crush, thông thường người chơi sẽ được sử dụng miễn phí phiên bản lite ban đầu, trong khi những tính năng và vật phẩm mở rộng thì sẽ tính phí. Các nhà lập trình đã vô cùng tinh tế khi hiểu rõ tâm lý khách hàng, một khi đã bị hấp dẫn từ “cái nhìn đầu tiên” thì sẽ chả ngại gì khi chi thêm một số tiền để thỏa mãn niềm vui hiện tại.
Và Tesla cũng học tập hình thức này một cách hoàn hảo, đồng thời chứng minh cho chúng ta thấy chẳng có gì là khó khăn khi thực hiện điều tương tự trong ngành công nghiệp sản xuất ô-tô cả. Muốn radio vệ tinh ổn định? Hãy đảm bảo thẻ tín dụng của bạn còn đủ số dư. Điện thoại hết pin vì không có ổ cắm sạc tiện lợi kịp thời, hay hối hận vì chuyển nhà đến vùng Minneapolis lạnh lẽo mà quên trang bị hệ thống sưởi? Bạn biết phải làm gì rồi đấy.
Tất nhiên, với xu hướng thị trường và nhu cầu biến động như hiện nay thì mức giá của từng loại hình dịch vụ trên sẽ còn dao động nhiều, tùy theo từng phong trào hay thói quen trong một thời kỳ nhất định; giả dụ như đợt giảm giá bất ngờ nào đó cho một thời lượng pin “thoải mái” hơn vào mùa du lịch, hay những chức năng đảm bảo an toàn cho khách hàng còn trẻ, ít kinh nghiệm cầm lái.
Dù vậy, cũng có nhiều lo ngại đặt ra về việc có thể xuất hiện phương pháp “hack” vào những công nghệ trên, thản nhiên sử dụng mà không cần trả bất kỳ một chi phí nào khác, tiếp tay cho một thị trường “đen” đằng sau bộ mặt của Tesla.
Cuộc chơi kết thúc
Cũng phải nói thêm, không thể phủ nhận một lợi ích to lớn mà Tesla được hưởng từ cách thức trên là những tăng trưởng vượt bậc về doanh số. Thậm chí đã có nhiều đơn đặt hàng trước cho Model 3 (trị giá 35.000 USD) năm sau mới ra mắt. Dù sao thì hiện tại, phiên bản phổ biến Model S cũng là quá đủ để mang đến cho bạn thú vị và rõ rệt về hệ sinh thái của công ty phân phối linh kiện điện tử nổi tiếng này.
Buổi lễ ra mắt giới thiệu Model 3
“Nếu đủ thông minh và sáng suốt để nhìn nhận vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy họ không hề bị hao hụt mà còn thu về trung bình 60.000 USD cho mỗi lần giao dịch thành công, thay vì không nhận được đồng nào như mọi người từng nghĩ,” Gordon chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những bài học đắt giá trong quá khứ mà Elon Musk cùng đội ngũ của mình cần để tâm và rút kinh nghiệm. Vào năm 1981, Osborne 1 – thế hệ máy tính xách tay đầu tiên được Tập đoàn Máy tính Osborne “trình làng” đã thu về khoản lợi nhuận khổng lồ nhất từ trước đến nay trong lịch sử công nghệ thế giới. Thế nhưng phiên bản tiếp theo lại sốt sắng ra mắt quá sớm, không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng dưới cái bóng quá lớn của mẫu tiền nhiệm dẫn đến thất bại nặng nề và sự sụp đổ của toàn công ty.
Chẳng có bất kỳ ai muốn mình rơi vào tình cảnh trên, nhất là Tesla trong công cuộc phòng ngừa rủi ro liên quan tới việc Model 3 sắp tới có thể “giết chết” Model S và X. Xét về doanh thu, Model S 60, dù chia làm nhiều phân khúc, vẫn đi cùng thị trường ảm đạm hơn so với S 75, nhưng ít nhất còn hơn là con số 0 tròn trĩnh cùng một tương lai âm u, đen tối.
Tóm lại, kể cả khi chủ nhân của chiếc xe chưa đủ động lực để tiến hành nâng cấp, thế hệ sản phẩm tiếp theo chắc chắn sẽ làm tròn vai trò và không làm họ thất vọng. Còn về trường hợp thu hồi xe để đổi mới lên phiên bản đầy đủ, Tesla lại chỉ cần kích hoạt toàn bộ chức năng lên mức cao nhất, sau đó đưa ra mức giá dịch vụ đi kèm thậm chí là cao hơn hẳn so với những gì mà nó thực sự xứng đáng.
Một khối tiền tương đương vài dòng code đơn giản, quả thật “Làm giàu không khó” phải không?
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.