FDI thế giới sụt giảm lần đầu tiên từ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 26/08/2019 06:39

Việc đầu tư suy giảm lần đầu tiên trong 10 năm phản ánh triển vọng bi quan của hoạt động kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một tồi tệ.

dautunikkei_ppvw

Ảnh: Nikkei

 Đầu tư trực tiếp doanh nghiệp, động lực quan trọng của toàn cầu hóa, đang chững lại. Điều này phản ánh cho việc tâm lý kinh doanh ngày một xấu đi trong bối cảnh toàn cầu hóa đang hướng nhiều hơn đến việc bảo hộ.

Số lượng các dự án đầu tư mới, bao gồm đầu tư vào nhà xưởng, trung tâm nghiên cứu và văn phòng – các loại hình đầu tư thường thấy khi một công ty vào một thị trường mới, trong nửa đầu năm 2019 giảm xuống mức tương đương như nửa sau năm 2009, khi đó kinh tế thế giới mới đang hồi phục từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mọi chuyện thực sự còn tồi tệ hơn như vậy bởi hiện tại đang tồn tại sự thiếu thống nhất trong nhiều diễn đàn quốc tế như nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7). Trên thực tế, hội nghị thượng đỉnh G-7 đã khai mạc vào ngày thứ Bảy tại Pháp, thế nhưng cho đến nay không có chuyên gia phân tích nào dám kỳ vọng vào khả năng sẽ có được một giải pháp cho những vấn đề của toàn cầu hiện nay.

Theo dữ liệu tài chính FDI Markets của Financial Times, số lượng các dự án đầu tư mới vào tháng 1/2019 đạt đỉnh ở mức 8.152 dự án trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 6/2018, sau đó giảm liền trong 2 giai đoạn 6 tháng liên tiếp xuống 6.243 dự án vào nửa đầu năm 2019. 

Số lượng các dự án đầu tư nước ngoài bị rút đi cũng tăng lên. Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc trong tháng trước đã công bố số liệu về FDI toàn cầu, trong đó có các quỹ được huy động thông qua các vụ mua bán & sáp nhập doanh nghiệp ước tính có quy mô khoảng 30,9 nghìn tỷ USD, giảm 4% so với năm trước và như vậy có năm suy giảm đầu tiên tính từ năm 2008.

Việc đầu tư suy giảm lần đầu tiên trong 10 năm phản ánh triển vọng bi quan của hoạt động kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một tồi tệ. Ví dụ, công ty Delta Electronics, một công ty sản xuất các linh kiện ngành điện, đang tăng cường mở rộng sản xuất nội địa đồng thời giảm tỷ lệ sản xuất ở Trung Quốc. Samsung Electronics gần đây đã đóng cửa một nhà máy ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, số lượng các doanh nghiệp vào Trung Quốc, châu Á và châu Âu giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp vào Nhật giảm hơn 20%. Dù dân số tại châu Phi tăng nhanh, đầu tư vào khu vực giảm gần 10%.

Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc leo thang xung quanh vấn đề thuế quan và làm chủ công nghệ đang tác động đến tâm lý kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp vào Trung Quốc từ Mỹ trong nửa đầu năm 2019 giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước xuống 104 doanh nghiệp. 

Đặc biệt, đầu tư trực tiếp vì mục đích sản xuất, ví như xây dựng nhà xưởng nhằm tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, giảm hơn 30%, điều đó phản ánh tác động từ việc Mỹ áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ý kiến của bạn

Bình luận