Nhà ga mới cho các hãng bay giá rẻ tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur |
Việc này có thể gây ra tình trạng chậm chuyến, ảnh hưởng đến độ bền máy bay và an toàn bay, AirAisa - hãng khai thác chính nhà ga này cho biết. Dù việc cất cánh và hạ cánh chưa bị ảnh hưởng, hãng bay này vẫn đề nghị giới chức Malaysia sửa chữa trước khi có hành khách bị thương, CEO Aireen Omar cho biết trong một cuộc họp báo.
Công ty quản lý sân bay - Malaysia Airports đã "sửa chữa một phần, nhưng sân bay này cần giải pháp lâu dài". Những lời phàn nàn về nhà ga mới càng khiến hình ảnh ngành hàng không Malaysia xấu đi, sau hai thảm kịch MH370 và MH17 năm ngoái. Chi phí xây dựng sân bay này (klia2) là 4 tỷ ringgit (hơn 1 tỷ USD), gấp 3 dự tính ban đầu.
"Từ sau sự kiện MH370, rất nhiều thiếu sót đã được chỉ ra. Nhưng giới chức vẫn chưa làm đủ để giải quyết các vấn đề này và nâng tầm ngành hàng không lên bằng các quốc gia phát triển", Shukor Yusof - nhà sáng lập hãng tư vấn Endau Analytics nhận xét.
Bộ Giao thông Malaysia đã lập một hội đồng kiểm toán độc lập và sẽ báo cáo về vấn đề này lên Chính phủ. Malaysia Airports sẽ "chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất giải pháp", Bộ này cho biết.
AirAsia ban đầu từ chối chuyển tới khi nhà ga này mở cửa vào tháng 5/2014, do lo ngại về an ninh và điều hành chuyến bay. Nhưng sau đó, hãng đã phải chấp nhận khi Chính phủ tuyên bố sẽ ngừng hoạt động tại nhà ga cũ. Năm đầu tiên, AirAsia chuyên chở 15,2 triệu lượt hành khách, chiếm 87% lưu lượng nhà ga này, theo Malaysia Airports.
"Nếu đến sân bay, anh sẽ thấy chỗ nào cũng có vũng nước. Nhìn khó chịu hơn cả khi nghĩ đến vấn đề an toàn", Mohshin Aziz - nhà phân tích tại Malayan Banking nhận xét. Việc xây dựng nhà ga này bắt đầu từ năm 2009, do sự bùng nổ của hàng không giá rẻ. Với diện tích 257.000 m2, klia2 có sức chứa 45 triệu hành khách và còn có thể mở rộng.
Malaysia Airports cho biết sự cố tại klia 2 là do sự lún nền đất không đồng nhất. Việc này "đã được dự báo từ trước khi xây dựng", Malaysia Airports cho biết. Họ đang giải quyết vấn đề này bằng cách vá và làm lại bề mặt các khu vực có vấn đề, đồng thời bơm polyurethane xuống bên dưới. Giải pháp lâu dài sẽ được hoàn thiện vào tháng 4/2016, Malaysia Airports cho biết.
Klia2 không phải sân bay duy nhất tại châu Á đối mặt với tình trạng này. Sân bay Suvarnabhumi tại Bangkok (Thái Lan) còn được xây trên một đầm lầy đã cải tạo, khiến các đường dẫn và đường băng xuất hiện nhiều vết nứt. Máy quét hành lý cũng gặp trục trặc. Họ đã phải đóng cửa một vài đường dẫn để sửa chữa và mở cửa lại sân bay cũ để giảm tải. Chủ tịch hãng điều hành sân bay này đã phải từ chức sau các cuộc điều tra về sai sót trong xây dựng.
Nhật Bản cũng đã phải củng cố lại nền đất dưới Sân bay Quốc tế Kansai, sau khi sân bay này bị phát hiện đang lún xuống. Mở cửa năm 1994, công trình này mất 8 năm để xây dựng trên một đảo nhân tạo với chi phí 1.430 tỷ yen (12 tỷ USD).
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.