Ảnh minh họa. |
Sau khi vượt mức 58 USD trong phiên, giá dầu giao tháng 1 giảm 69 cent, tương đương 1,2%, xuống 57,30 USD/thùng tại thị trường New York.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 1 giảm 50 cent, tương đương 0,8%, xuống 63,11 USD/thùng tại thị trường London.
Tại cuộc họp ngày 30/11 tại Vienna, OPEC và một số nước phi thành viên được dự báo sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, vốn hết hiệu lực vào tháng 3/2018. Tuy nhiên, giới đầu tư lo ngại về thời gian gia hạn thỏa thuận.
Nhiều nhà phân tích cho rằng thỏa thuận sẽ kéo dài hết năm sau, nhưng Nga và Saudi Arabia đang nỗ lực giảm các cách biệt về sản lượng dầu trước khi diễn ra cuộc họp.
“Kỳ vọng về sự đồng thuận của cuộc họp OPEC trong tuần này đã chuyển sang trung tính/tiêu cực, do lo ngại rằng Nga có thể không đồng ý gia hạn thỏa thuận chung đến hết năm 2018”, theo các nhà phân tích tại Cowen.
Financial Times đưa tin rằng Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait hôm thứ Tư cho biết Liên ủy ban ban Bộ trưởng các nước OPEC và các nước phi thành viên đã đề xuất gia hạn thỏa thuận thêm 6 hoặc 9 tháng.
Trong khi đó, số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn mức dự báo giảm 3 triệu thùng của S&P Global Platts.
Theo Matt Smith, Giám đốc phân tích hàng hóa tại ClipperData, công suất các nhà máy lọc dầu Mỹ hiện ở mức rất cao, trở lại mức trên 17 triệu thùng/ngày lần đầu tư tháng 8 và cao hơn 700.000 thùng/ngày so với cách đây 1 năm. Ngoài ra, dầu nhập khẩu giảm cũng kéo tồn kho giảm.
Ngược lại, tổng sản lượng dầu thô ở Mỹ lại tăng 21.000 thùng lên 9,68 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Đây là mức cao nhất kể từ khi EIA thu thập số liệu năm 1983.
Sản lượng dầu thô Mỹ tăng không chỉ đi ngược lại với thông lệ cung-cầu mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà sản xuất trên thế giới. “Chung quy lại, sản lượng Mỹ tăng là điều tiêu cực đối với giá dầu”, theo Tyler Richey, đồng chủ bút tờ Sevens Report.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.