Gia đình các nạn nhân từ chối mức bồi thường từ Lufthansa

Tác giả: Hà Vũ

saosaosaosaosao
02/07/2015 09:46

Đại diện hãng hàng không Lufthansa, Đức vừa đưa ra đề nghị mức bồi thường 25,000 Euro cho mỗi nạn nhântrên chuyến bay Germanwing vào hồi tháng 3 năm nay

512f2d6f4f4234e29d312c26b207c5b1d0734f7b
Gia đình một nạn nhân đặt hoa tại khu tưởng niệm các nạn nhân trên chuyến bay

Tuy nhiên, mức bồi thường đề nghị trên đã bị luật sư và gia đình các nạn nhân bác bỏ do “ quá ít và không thể chấp nhận được”

Cũng nằm trong các điều khoản thuộc đề nghị của Lufthansa, mỗi người thân của các nạn nhân: Bao gồm cha mẹ, vợ, chồng, con cái sẽ nhận được 10,000 Euro/ người. Đề nghị này cũng đã bị gia đình các nạn nhân bác bỏ.

Theo luật sư Elmar Giemulla, đại diện pháp lý cho gia đình các nạn nhân cho biết, mức bồi thường cho gia đình các nạn nhân trên là quá thấp và không thể chấp nhận được. Ông cũng cho biết Lufthansa đang tìm cách giảm thiểu thiệt hại bồi thường đối với gia đình các nạn nhân chuyến bay Germanwings.

Ngay sau khi vụ tai nạn diễn ra, Lufthansa cũng đã tiến hành hỗ trợ 50,000 Euro cho gia đình mỗi nạn nhân thiệt mạng. Được biết, khoản chi trả này là hoàn toàn độc lập, không dính dáng đến các khoản bồi thường chính thức.

Liên quan đến phản ứng của gia đình các nạn nhân, đại diện hãng hàng không Lufthansa cho biết sẽ tiến hành thảo luận thêm với luật sư đại diện để có thể thống nhất được mức bồi thường cuối cùng.

Chiếc máy bay Germanwings Airbus 320 đã gặp nạn tại khu vực dãy núi Alps vào ngày 24/3 trên đường từ Barcelona tới Duesseldorf.

Các nhà điều tra tin rằng, phi công phó chuyến bay Andreas Lubitz, 27  tuổi, đã cố ý điều khiển chiếc máy bay hướng xuống mặt đất từ độ cao 11,600m, thậm chí là khóa cửa khoang lái khiến cho phi công trưởng không thể can thiệp được vào chuyến bay.

Được biết, đài không lưu thành phố Marseille đã tiến hành liên lạc với máy bay 11 lần cùng với cả không quân nhưng không đạt được kết quả nào.

Vụ tai nạn trên đã dấy lên những câu hỏi về mức độ quan tâm của các cơ quan chức năng và các hãng hàng không đối với việc kiểm tra sức khỏe các phi công, cùng với hệ thống khóa cửa buồng lái và cơ chế thoát hiểm.

Ngoài ra, sau vụ tai nạn trên, một số nước đã ban hành các quy định yêu cầu trong khoang lái luôn phải có 2 người - vốn đã được áp dụng tại Hoa Kỳ nhiều năm trước đấy.

Ý kiến của bạn

Bình luận