Thực tế, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng một phần là do kết cấu hạ tầng giao thông không đảm bảo, chưa đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng phát triển, kỹ thuật giao thông còn hạn chế tạo nên sự bất an, tâm lý lo lắng cho người dân khi đi qua những đoạn đường này. Điển hình, tại một số các đoạn tuyên quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh đường nhỏ hẹp, nhiều khúc cong dốc, khuất tầm nhìn, chỉ phù hợp với các loại xe di chuyển chậm, mật độ thưa. Thế nhưng, lượng xe lưu thông quá nhiều, các xe trọng tải cùng tham gia lưu thông mật độ rày làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông cũng như làm giảm độ an toàn của hệ thống giao thông.
Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn xảy ra,thời gian qua, ngành giao thông vận tải cùng với cơ quan chức năng tại tỉnh Gia Lai đã tập trung nhiều giải pháp nhằm xử lý những điểm có nguy cơ mất an toàn giao thông trên phạm vi toàn tỉnh.
Ngành GTVT tỉnh Gia Lai xử lý kịp thời nhiều đoạn tuyến có nguy cơ mất ATGT trên địa bàn tỉnh |
Cụ thể; những năm qua, Sở GTVT đã phối hợp với Cục Quản lý Đường bộ III, Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh và UBND các huyện Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh, thành phố Pleiku kiểm tra, xử lý kịp thời nhiều vị trí nguy hiểm trên đường Hồ Chí Minh, như: Đoạn qua thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh; thảm tăng cường mặt đường, tổ chức phân làn đoạn qua trung tâm thành phố Pleiku; xử lý điểm đen, cải tạo nút giao thông Biển Hồ, Phù Đổng, TP. Pleiku; xử lý điểm đen km1632+120 huyện Chư Sê; đặt biển báo “Khu vực đông dân cư” đoạn qua xã Ia Le (km1662- km1663+100), biển hạn chế tốc độ 60 km/h trong khung giờ từ 18h- 22h đối với xe khách trên các đoạn km1642+600 – km1644+300, km1648- km1655+050, xã Ia Hrú, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh; điều chỉnh, bổ sung biển báo, vạch sơn nhiều vị trí trên tuyến…đạt được kết quả tích cực.
Tuy nhiên, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên tuyến vẫn còn phức tạp; TNGT xảy ra nhiều, do đây là tuyến đường huyết mạch, lưu lượng xe lớn, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế. Nguyên nhân tai nạn chủ yếu do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.
Nhiều bến bãi tập kết hàng tự phát dọc các tuyến tỉnh lộ |
Qua đó, năm 2020, Ban An toàn giao thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra, đề xuất xử lý vị trí nguy hiểm trên đường Trường Sơn Đông. Các cơ quan quản lý đường bộ (Cục Quản lý Đường bộ III - Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, bảo trì đoạn km230 - km320; Sở GTVT Gia Lai quản lý, bảo trì đoạn km320 - km475) đã triển khai, cơ bản khắc phục các vị trí: Sửa chữa mặt đường, sơn kẻ đường, bổ sung hệ thống an toàn giao thông (ATGT) trên các đoạn: km280 – km284 (xã Đăk Smar, K’Bang), km230 – km317; vị trí đường cong, dốc, khuất tầm nhìn km333+980 (thôn 13, xã An Trung, Kông Chro); sửa chữa, nâng cấp đoạn km404+250 – km404+564 (đầu Cầu Quý Đức, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa); lắp đặt đèn tín hiệu giao thông khắc phục điểm đen tại nút giao đường Trường Sơn Đông (km409+300) – đường Hùng Vương, thị xã Ayun Pa; xây dựng mới Cầu Km335+000, huyện Kông Chro) thay thế cầu hẹp khổ 4m.
Tuy nhiên, theo người dân trê khu vực vẫn còn tồn tại một số vị trí trí tiềm aane TNGT như; Cầu km364+000 (xã Yang Trung, Kông Chro), do cầu hẹp, khổ cầu 4m. Tại đoạn km405+800 – km406 (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa): Khu vực đông dân cư, chưa có đèn chiếu sáng ban đêm. Vị trí km453+520 (kho nông sản Đức Oanh, Krông Pa): Kho nông sản nằm ở bụng đường cong, xe đậu đỗ không đúng quy định.
Trên tuyến QL25, qua rà soát, kiểm tra, còn tồn tại một số vị trí tiềm ẩn TNGT, cụ thể: Vị trí đường cong km103+300, đoạn km97+400 - km101+300, cầu Lệ Bắc, km100+500 - km100+800, huyện Krông Pa; đoạn km147 - km148, huyện Phú Thiện; đoạn km161 - km163+700, km164+000 - km164+400, km168 - km169, huyện Chư Sê. Sở GTVT đã có kế hoạch đề xuất xử lý mở rộng mặt đường, bổ sung vạch giảm tốc, tiêu dẫn hướng, đảm bảo tầm nhìn, bố trí đinh phản quang tim đường trên một số đoạn tuyến, hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông.
Nhiều vụ tai nạn vẫn hiện hữu do chủ quan của tài xế |
Trước những nguy cơ mất an toàn giao thông trên, Sở GTVT đã phối hợp với Công ty Viettel Gia Lai khảo sát, lập phương án thí điểm sử dụng dịch vụ cung cấp camera giám sát để kiểm soát tải trọng trên QL25 và đường tỉnh 668. Dự kiến lắp đặt camera giám sát tại 05 vị trí: Nút giao giữa QL.25 và đường Trường Sơn Đông, km100 QL.25, huyện Krông Pa; km4+150 Đường tỉnh 668, thị xã Ayun Pa; Nút giao giữa QL.25 với đường Hàm Nghi (Ngã ba Cây Xoài), km128 QL.25, thị xã Ayun Pa; km158 đèo Chư Sê, huyện Chư Sê; và Nút giao giữa QL25 và đường Hồ Chí Minh tuyến tránh huyện Chư Sê.
Đối với các tuyến đường tỉnh, Sở GTVT đã chỉ đạo lập Đề án tăng cường an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng trên 10 tuyến đường tỉnh, tập trung một số giải pháp như: Mở rộng mặt đường, bố trí đầy đủ hệ thống ATGT khu vực qua các trường học nhằm bảo đảm ATGT cho học sinh và người tham gia giao thông tại khu vực các trường học nằm dọc các đường tỉnh. Cải tạo nền, mặt đường, bổ sung, lắp đặt đầy đủ hệ thống ATGT tại các vị trí đường giao nhằm nâng cao ATGT tại các nút giao. Cải tạo, mở rộng nền, mặt đường tại các vị trí đường cong nguy hiểm; các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Để phòng ngừa, hạn chế TNGT trên địa bàn, ngành GTVT đã tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn giao thông đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh để có giải pháp xử lý, khắc phục các bất cập về kết cấu hạ tầng giao thông.
Công tác duy tu, sửa chữa luôn được ngành GTVT chú trọng |
Do tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Gia Lai có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, tình hình giao thông phức tạp, tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên tuyến chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh; đặc biệt, đoạn từ ngã ba Hàm Rồng đến Cầu 110 (km1910 – km1667+500) do nhà đầu tư BOT quản lý đã xảy ra 06 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm 19 người chết, 05 người bị thương 1.(chiếm 54,55% số vụ, 55,56% số người chết, 62,50% số người bị thương so với tổng số TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh). Ngoài ra, trên tuyến còn có một số điểm tiềm ẩn TNGT như: Một số nút giao giữa đường Hồ Chí Minh đoạn qua trung tâm thành phố Pleiku với các đường ngang; đoạn km1659+300 – km1660+100 có nền đường tách thành hai phần riêng biệt (khu vực trường THPT Nguyễn Thái Học cơ sở 2, huyện Chư Pưh); khu vực Trạm thu phí đường bộ Đức Long 2 km1667+470 đường Hồ Chí Minh, huyện Chư Pưh.
Cần có những biện pháp giám sát, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm TTATGT |
Bên cạnh đó, đề nghị Công an tỉnh, tổ chức khảo sát, xây dựng phương án đầu tư hệ thống camera giám sát giao thông thông minh trên Đường Hồ Chí Minh để giám sát, phát hiện, xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông nhằm đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, phòng ngừa TNGT. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT trên đường Hồ Chí Minh (kể cả tuyến tránh thành phố Pleiku), đặc biệt là xử lý đối với xe mô tô, xe gắn máy và các hành vi vi phạm của thanh thiếu niên điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Để việc khắc phục, xóa bỏ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông sớm đạt được kết quả như mong đợi, rất cần sự vào cuộc quyết liệt các các ngành chức năng. Đây cũng là một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần kiềm chế, đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.