Trường mầm mon xã Đắk Djrăng, huyện Mang Yang nơi xảy ra sự việc |
Trước đó, Tạp chí GTVT đã nhiều lần phản ánh về vụ việc, do nghi ngờ là người tố cáo tiêu cực nên một số giáo viên của trường Mầm mon xã Đắk Djrăng bị trù dập bằng việc điều động đến công tác tại vùng sâu, vùng xa rất khó khăn.
Tuy nhiên, sau khi thanh tra vụ việc, UBND huyện Mang Yang, đã ra quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND huyện về việc điều động viên chức đối với bà Trần Thị Huyền, cùng hai giáo viên khác tại trường mầm mon xã Đắk Djrăng, là những người tố cao tiêu cực và nghi bị trù dập. Theo đó, việc thu hồi và hủy bỏ quyết định điều động đối với 3 cán bộ giáo viên trên là bởi “nội dung của Quyết định điều động không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo”.
Ông Krung Dam Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết, trong vụ việc này UBND huyện cũng đã yêu cầu kiểm điểm đối với Phòng GD &ĐT, Phòng Nội vụ huyện trong công tác tham mưu sai cho việc luân chuyển trái quy định.
Cô giáo Trần Thị Huyền chia sẻ, sau khi nhận được quyết định thu hồi, hủy bỏ việc điều động, cô đã được trở lại ngôi trường cũ với công việc giảng dạy hàng ngày, được chăm sóc các em học sinh nhỏ thân thương. “Cả mấy tháng trời buồn bã, nhớ trường, nhớ trò với những ánh mắt thơ ngây trong sáng. Đến nay mọi việc được sáng tỏ, nhận được quyết định hủy bỏ điều động, hàng ngày lại đến lớp với cái em nhỏ thật vui và hạnh phúc”, cô Huyền vui vẻ nói.
Cô giáo Trần Thị Huyền tươi cười bên các em nhỏ của lớp mầm non |
Nhưng niềm vui của người này lại là nỗi buồn của người khác, với việc ra quyết định điều chuyển công tác 3 giáo viên trên đến nơi khác, UBND huyện Mang Yang cũng ra quyết định điều động ba giáo viên từ vùng khác về thay vào các vị trí đã điều chuyển. Sau khi quyết định được hủy bỏ, 3 cán bộ giáo viên tố cáo tiêu cực được bố trí lại công việc cũ dẫn đến tình trạng đơn vị thừa 3 giáo viên. Tình trạng chồng chéo, thừa thiếu cán bộ của ngành giáo dục huyện Mang Yang, sau những quyết định luân chuyển sai trái luật định khiến các giáo viên liên quan còn thấp thỏm lo sợ.
Trao đổi với PV, một giáo viên mới được chuyển về chia sẻ, chúng tôi đều là những giáo viên đã công tác nhiều năm tại vùng sâu, vùng xa rất khó khăn, để được chuyển về đây, ngoài các quy định bắt buộc ra chúng con phải “xin xỏ” rất nhiều nên nếu lại tiếp tục phải chuyển đi chúng tôi nhất quyết phản đối. “Tôi đã nhiều năm công tác tại vùng khó khăn, nay mới được chuyển về vùng thuận lợi một chút cho gần gia đình. Hiện vẫn chưa biết được quyết định cụ thể như thế nào, tuy nhiên, nếu tiếp tục phải chuyển đi tôi sẽ làm đơn kháng nghị”, một giáo viên nói.
Ông Hồ Văn Diệp, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mang Yang cho biết, sẽ điều động ba giáo viên mới được chuyển về, nhận công tác tại những xã thuận lợi, gần trung tâm huyện như xã Hà Ra, xã Đắk Taley. “Điều đi biệt phái lần này chỉ đến hết năm học thôi, đến năm học tới sẽ sắp sếp lại nhân sự”, ông Diệp nói. Trong khi đó, lãnh đạo UBND huyện ông Krung Dam Đoàn cho biết, đối với những giáo viên đi “biệt phái”, không kể vùng sâu, vùng xa, nơi nào thiếu giáo viên đều phải chuyển tới.
Trong một diễn biến khác, vừa qua hội đồng kỷ luật của huyện Mang Yang đã tiến hành lỷ luật hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương đối với ông ông Trần Văn Hiệu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kon Chiêng, huyện Mang Yang. Trước đó ông Hiệu bị tố cáo dùng thẻ ATM của bà Vũ Thị Vân, nhân viên thư viện nhà trường đã nghỉ việc từ năm 2014, để nhận lương hàng tháng. Làm việc với Thanh tra huyện và Phòng GD-ĐT huyện Mang Yang, ông Hiệu và bà Vân thừa nhận bà Vân đã nghỉ việc từ tháng 9-2014 đến nay. Ông Hiệu chỉ nhận lương tháng đầu tiên nhưng không sử dụng, lương trong thời gian này là do bà Vân nhận hàng tháng. Bà Vân đồng ý trả lại số tiền 127 triệu tiền lương đã nhận.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.