Ảnh minh họa |
Ở bể dầu Permian của nước Mỹ, hoạt động sản xuất sôi động đến mức ánh đèn sáng rực suốt đêm, khiến trong những bức ảnh được NASA chụp từ vệ tinh nơi này giống như món đồ chơi Lite Brite khổng lồ. Tuy nhiên ở đây vẫn có 1 nơi tăm tối hơn.
Đó là cả một vùng rộng lớn với diện tích hơn 250 dặm vuông (tương đương gần 65.000 hecta) có chứa trữ lượng dầu khí ước tính trị giá 7 tỷ USD.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà mọi thứ ở bể dầu này đều có thể bán được thì nông trại Fasken lại nằm im lìm ở đó. Đơn giản là bởi những người chủ sở hữu không quan tâm đến chuyện bán đi đất đai của mình.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1913, khi vị luật sư người Toronto có tên David Fasken mua mảnh đất này với giá 1,5 USD mỗi mẫu Anh với kế hoạch biến nơi đây thành trại chăn nuôi gia súc.
Tuy nhiên có quá ít nước để ông có thể làm được việc đó. 16 năm sau, Fasken qua đời, vẫn chưa hề biết ở dưới lòng đất có nguồn tài nguyên dồi dào đến mức nào.
Giờ đây những người thừa kế của ông nằm trong top 100 gia tộc sở hữu nhiều đất nhất ở Mỹ, ở vị trí thứ 40 nếu xét theo diện tích và ở vị trí cao hơn một chút nếu xét theo giá trị.
Ngoài mảnh đất ở bể dầu Fasken, họ còn sở hữu 3 khu đất ở Nam Texas và nhiều bất động sản đủ chủng loại nằm rải rác ở Lone Star State và California, cùng với 1 trang trại nho ở Napa Valley.
Bể dầu Permian chủ yếu là dầu đá phiến, nằm ở tây Texas và Đông Nam bang New Mexico và đang sản xuất ra nhiều dầu thô hơn mọi thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) trừ Saudi Arabia và Iraq.
Các ông lớn dầu mỏ đều có kế hoạch tăng sản lượng ở bể dầu Permian bằng cách thâu tóm đất đai và các công ty hiện đang thuộc sở hữu của các gia tộc từ nhiều đời nay. 2 năm trước, Exxon Mobil mua đất của nhà Bass với giá 6 tr USD.
Thương vụ tiếp theo có thể là Royal Dutch Shell thâu tóm Endeavor Energy Resources vốn thuộc sở hữu của Autry Stephens và gia tộc với giá hơn 10 tỷ USD.
Fassken Oil & Ranch vẫn đang tuân theo truyền thống từ xa xưa của miền Tây Texas với châm ngôn "không bao giờ bán đi các mỏ dầu của mình".
Công ty thuộc sở hữu của những hậu duệ của Barbara Fasken, người đã kết hôn với cháu trai của David Fasken và có những đứa con riêng trước khi bước vào nhà Fasken. Con trai của bà, Robert Dickson, người đã qua đời hồi tháng 3, được thừa hưởng 50% tài sản của bà, trong khi 2 cháu trai mỗi người sở hữu 25%.
Công ty cũng đang hoạt động theo phương thức cổ xưa. Thay vì chuyển nước sạch đến các giếng khoan, họ sử dụng chủ yếu là nước không uống được hoặc nước đã được tái chế. Trong khi gần đây ở bể Permian bùng nổ các giếng khai thác theo chiều dọc, Fasken vẫn gắn bó với trường phái cũ là khai thác theo chiều ngang.
Trong thập kỷ vừa qua, ngành khai thác dầu đá phiến bùng nổ ở Mỹ hầu hết được tài trợ bởi nợ, nhưng Fasken thì không. Theo như Davis giải thích, trang trại của nhà Fasken im ắng lạ thường là bởi gia tộc muốn đi thật chậm và bảo tồn nguồn tài nguyên. Họ không muốn vội vã như các nơi khác.
Ngay cả khi ở thời điểm hiện tại 1 mẫu Anh ở Permian đã có giá hơn 70.000 USD, tức là gấp 46.000 lần so với mức giá mà tổ tiên đã bỏ ra để mua đất.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.