Giấc mơ máy bay dân dụng siêu thanh

Ứng dụng 10/02/2015 10:57

Khi chiếc máy bay Concorde đã từng lướt qua Đại Tây Dương ở tốc độ siêu âm 1,350mph (2,170km/h), rút ngắn cuộc hành trình từ Newyork tới London chỉ vẻn vẹn 4 tiếng. Dường như thời đại của những chiếc máy bay siêu thanh đầy quyến rũ đã bắt đầu.


Các cánh của các máy bay phản lực Aerion  AS2 được thiết kế để giảm ma sát không khi bay với tốc độ siêu thanh

Các cánh của các máy bay phản lực Aerion AS2 được thiết kế để giảm ma sát không khi bay với tốc độ siêu thanh

Tuy nhiên, máy bay Concorde lại mang trong mình quá nhiều nhược điểm về sự ồn ào, tốn kém và tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu. Vì thế, vào 2003, chiếc máy bay đã chính thức ngừng hoạt động, sau 36 năm kể từ khi phiên bản thử nghiệm cất cánh.

Câu hỏi đặt ra vào lúc này là liệu những chiếc máy bay siêu thanh có còn cơ hội quay trở lại nữa không

Một sự thật cho những ai yêu thích tốc độ vào thời điểm hiện nay, việc giảm hậu quả đối với môi trường được coi trọng hơn là nâng cao tốc độ máy bay, do những lo ngại về ảnh hưởng của hoạt động con người đối với môi trường.

Động cơ máy bay hiện nay càng ngày càng trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn

Động cơ máy bay hiện nay càng ngày càng trở nên tiết kiệm nhiên liệu hơn

Sự thật trên cũng đồng nghĩa với việc các công nghệ hàng không hiện nay đều xoay quanh việc tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường.

Những chiếc máy bay chở khách hiện nay cũng có rất nhiều điểm khác biệt với việc đưa vào sử  dụng nguyên vật liệu trọng lượng nhẹ, cùng với các động cơ với sức mạnh vượt trội tới 90 lần khi so với năm 1940, và đặc biệt  tiết kiệm nhiên liệu tới 70%.

Ngoài ra, việc đi lại bằng máy bay cũng đã trở nên an toàn hơn. Các nhà sản xuất máy bay lớn hiện nay như Rolls-Royce, General Electric and Pratt & Whitney cũng tin rằng vẫn còn chỗ để cải thiện tính hiệu quả của máy bay thêm nữa.

Máy bay Boeing 747 phiên bản năm 1968

Máy bay Boeing 747 phiên bản năm 1968

Và phiên bản 747 hiện nay cùng với nhiều sự cải tiến khác biệt bên trong

Và phiên bản 747 hiện nay cùng với nhiều sự cải tiến khác biệt bên trong

“Những động cơ tiên tiến sắp được đưa vào các thế hệ máy bay năm 2020 sẽ  kết hợp giữa các cánh quạt lưỡi carbon với cạnh titan sẽ giúp cải thiện tình trạng trọng lượng lớn của các động cơ có kích thước đặc biệt” – theo ông Alan Newby, kỹ sư điều hành của Rolls-Royce cho biết.

Các động cơ cũng dần trở nên lớn hơn, giúp gia tăng lưu thông không khí ở tốc độ chậm hơn, dẫn đến việc giảm tiếng ồn và nhiên liệu sử dụng, ông cho biết thêm

Các mẫu vật liệu mới, như “gốm composite dạng ma trận” và “ hợp kim tinh thể cho turbine” cũng sẽ giúp cho động cơ máy bay chống chịu được lượng nhiệt cao hơn – lên tới 2200 độ C

Mẫu thiết kế máy bay siêu thanh Blended Wind với mục tiêu thân thiện môi trường và giảm tiếng ồn

Mẫu thiết kế máy bay siêu thanh Blended Wind với mục tiêu thân thiện môi trường và giảm tiếng ồn

“Bay với vận tốc dưới siêu thanh – tốc độ mà các máy bay đang duy trì hiện nay, sẽ còn được áp dụng trong một thời gian dài nữa, do tác động thấp đối với môi trường” Theo giáo sư Prof Jeff Jupp thuộc Viện khoa học hàng không Hoàng gia cho biết.

Gần đây, cùng đi theo phong trào của các nhà sản xuất xe hơi, các hãng chế tạo máy bay cũng đang tìm các phương pháp nhằm áp dụng động cơ hỗn hợp vào máy bay nhằm giảm lượng khí thải, đặc biệt tìm cách đưa điện vào làm năng lượng chính cho máy bay.

Trong năm 2014, Airbus tung ra một phiên bản  máy bay huấn luyện E-Fan hoàn toàn chạy bằng điện, Tuy nhiên đưa động cơ điện vào quy mô lớn như máy bay chở khách là không thể trừ phi các pin trữ điện được thiết kế lại với trọng lượng nhỏ hơn. Theo các chuyên gia cho biết.

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa từ bỏ giấc mơ về một chiếc máy bay siêu thanh.

Một số công ty như Aerospace, tập đoàn Aerion và Hypermach vẫn đang trong quá trình phát triển máy bay siêu thanh với mong muốn đưa dòng máy bay này vào thị trường hàng không dân dụng.

Tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ công ty nào đưa thêm một chiếc máy bay siêu thanh lên bầu trời.

Vấn đề lớn nhất đối với máy bay ở vận tốc siêu thanh nằm ở chỗ, vật liệu bề mặt máy bay sẽ phải chịu nhiệt độ lớn do ma sát gây ra (trên 1000 độ C), ngoài ra chấn động khi bay cũng là một vấn đề lớn các hãng phải đối mặt

Ngoài ra, bay với tốc độ cao cũng đồng nghĩa với việc gia tăng sự tiêu tốn nhiên liệu và gia tăng tiếng ồn, đây cũng chính là lý do chính khiến cho máy bay siêu thanh bị cấm bay qua các khu vực dông dân cư.

“Nếu nhìn nhận một cách thực tế, trong 20 năm nữa chưa thể có thêm một mẫu máy bay siêu thanh nào” – theo ông Alan Bond, giám đốc điều hành của Reaction Engines cho biết.

Thậm chí việc chinh phục vũ trụ còn có thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn, ông cho biết.

Hà Vũ (theo Reuters)

Ý kiến của bạn

Bình luận