Google tiến hành thử nghiệm diện rộng thiết bị bay truyền sóng Internet

Sản phẩm 03/03/2015 15:53

Đại diện của Google vừa công bố chính thức về kế hoạch đưa các thiết bị khí cầu không người lái có khả năng truyền tải Internet không dây. Các thiết bị bay trên có khả năng duy trì hoạt động trên không với thời gian lên tới 6 tháng không cần hỗ trợ.


Thiết bị bay không người lái thuộc dự án Loon và Titan, dự án Titan đang được các chuyên gia đặt hy vọng sẽ mang tới nhiều thay đổi tích cực cho người tiền nhiệm Loon

Thiết bị bay không người lái thuộc dự án Loon và Titan, dự án Titan đang được các chuyên gia đặt hy vọng sẽ mang tới nhiều thay đổi tích cực cho dự án Loon

Những tuyến bố trên  của đại diện hãng tại Mobile World Congress cũng đã xác nhận tham vọng của hãng về mục tiêu đưa Internet tới những khu vực có địa hình phức tạp trên toàn thế giới – nơi mà những thiết bị có dây không thể vươn tới.

Dự án mang tên Loon của Google được các chuyên gia công nghệ đánh giá là một trong những dự án có tốc độ hoàn thiện thần kỳ, đặt biệt hãng đã cải thiện thời gian hoạt động trên không của các thiết bị từ 100 ngày vào thời điểm tháng 11 năm ngoái lên tới 6 tháng liên tuc tại thời điểm hiện tại. Dự án này cũng được trường Đại học MIT của Hoa Kỳ coi là 10 công nghệ đột phá trong năm 2015.  Ngoài ra  các thiết bị bay thử nghiệm tại New Zealand đã duy trì hoạt động của mình tới 187 ngày  và hiện vẫn đang trên bầu trời của Argentina.

Về mặt kỹ thuật, những chiếc khí cầu không người lái có thể duy trì độ cao lên tới 18 km, và có khả năng cung cấp Internet cho một khu vực không gian lên tới 40 km vuông. Các khí cầu thử nghiệm tại New Zealand, Brazil và Úc cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong tương lai, Google dự định sẽ thử nghiệm tốc độ Internet của các thiết bị này tại toàn bộ khu vực bán cầu Nam Trái Đất.

Ngoài dự án Loon, Google hiện cũng đang tiến hành phát triển các máy bay không người lái  thuộc dự án Titan cho mục đích tương tự. Tuy nhiên, khác với Loon,  dự án Titan có hướng phát triển về các thiết bị có độ bền và khả năng di chuyển tốt hơn  với mục đích hoạt động tại những khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai.

Hà Vũ (theo Techtimes)

Ý kiến của bạn

Bình luận