Grab đủ tiền để vượt qua suy thoái kinh tế?

Giao thông 24h 17/04/2020 14:33

Việc kinh doanh của người khổng lồ trong lĩnh vực taxi công nghệ ở Đông Nam Á đang bị gián đoạn do coronavirus...

 

anthony-tan-patrick-grove-wild-digital-261022353-1
CEO Grab Anthony Tan. Ảnh: Grab 

“Tại một số quốc gia, chỉ số GMV (Gross Merchandise Value - Tổng giá trị giao dịch) của mảng gọi xe đã giảm đến hai con số”. CEO Anthony Tan cho biết. Chỉ số được theo dõi bởi các công ty trên internet để đo tổng giá trị bán hàng cho hàng hóa và dịch vụ được bán trên nền tảng của họ.

Sự đa dạng trong kinh doanh của Grab - bao gồm các lĩnh vực như vận chuyển đồ ăn và hàng hóa sẽ giúp Grab thể phần nào bù đắp thiệt hại do coronavirus gây ra. Theo kế hoạch, Grab đã đặt trọng tâm vào các lĩnh vực ngoài vận chuyển hành khách nhằm đáp ứng nhu cầu giao hàng tại nhà gia tăng do các lệnh hạn chế ra đường. Việc chuyển trọng tâm kinh doanh trong mùa dịch cũng giúp cho các tài xế Grab có thể duy trì nguồn thu nhập trong tương lai gần. 

Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến về nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đồ ăn không thể hoàn toàn bù đắp các tác động của coronavirus. Nhiều quốc gia có sự hiện diện của Grab bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam… hiện đang áp dụng các phương pháp cách ly xã hội theo các cấp độ khác nhau, dẫn đến giảm số lượng người tham gia giao thông và khiến cho nhu cầu đi lại giảm đột biến. Hơn 2 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh đã khiến cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra dự đoán về một cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn cả Đại suy thoái 1929.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftn
 2 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh do coronavirus đã khiến nhu cầu di chuyển sụt giảm đột ngột. Ảnh: Straittime

Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các tài xế nền tảng Grab, một số người trong số đó đã dương tính với coronavirus, khiến cho Grab phải đầu tư gần 40 triệu USD nhằm hỗ trợ tài chính cho các khu vực bị ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp an toàn bổ sung ở Singapore - nơi đặt trụ sở chính của Grab.

Đối thủ của Grab, Gojek cũng đã lập quỹ hỗ trợ khẩn cấp vớ hơn 6 triệu USD kinh phí từ lương của các lãnh đạo. Quỹ trên xe hỗ trợ các tài xế về các vấn đề liên quan như y tế và vật tư. Gojek cũng đưa ra chính sách cung cấp 1 triệu coupon/tuần tại khu vực Jakarta cho các tài xế sử dụng tại các nhà hàng liên kết. 

Grab hiện đang là hãng taxi công nghệ lớn nhất Đông Nam Á. Công ty đã nhận được các khoản đầu tư khổng lồ từ các tổ chức trên thế giới, bao gồm SoftBank, công ty đầu tư Temasek Holdings và hãng taxi công nghệ Didi Chuxing. Grab hiện đã huy động được 9,9 tỷ USD tiền vốn, bao gồm 706 triệu USD từ Tập đoàn tài chính Nhật Bản Mitsubishi Mitsubishi UFJ trong tháng 2/2020.

Ý kiến của bạn

Bình luận