ảnh minh họa |
Theo lời ông Giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim trong một cuộc gặp mặt với báo chí mới đây, cảm thông với những bức xúc của khách hàng, Grab sẽ cố gắng tăng cường chất lượng từ cả hai phía tài xế và khách hàng. Theo đó, các tài xế nếu hủy chuyến mà không có lý do chính đáng, hoặc có quy tắc ứng xử không phù hợp sẽ bị treo app, buộc học lại các quy định. Với trường hợp khách hàng ở quá xa nhưng chỉ đi cuốc ngắn, Grab sẽ hỗ trợ một phần chi phí để tài xế không hủy chuyến. Còn về phía khách hàng, Grab đang tính toán thảo luận mức phí phạt nếu người dùng hủy chuyến.
Gần đây, Grab cũng thực hiện tăng cước tối thiểu của dịch vụ GrabCar từ mức 20.000 đồng/chuyến lên mức 25.000 đồng với lý giải do gần đây giá xăng tăng nhiều lần và các tài xế yêu cầu tăng cước. Tuy nhiên, mức cước tính theo kilomet vẫn giữ nguyên không tăng.
Những thông tin đầu tiên về việc Grab mua Uber được phát đi hồi tháng 3 năm nay, và ứng dụng Uber tại Việt Nam chính thức ngừng hoạt động từ ngày 8/4/2018. Mặc dù thương vụ đã được cả hai công ty xác nhận đã hoàn tất tại Việt Nam nhưng Grab vẫn đang bị Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương tiến hành điều tra liệu có hay không việc Grab-Uber vi phạm Luật Cạnh tranh. Liên quan đến thương vụ này còn có tranh cãi về việc Grab có phải trả khoản nợ thuế lên đến 53 tỉ đồng của Uber không.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.