Theo đó, thời gian hoàn thành sẽ vào năm 2027; tổng mức đầu tư dự án được nâng lên hơn 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng so với quyết định được phê duyệt vào năm 2013.
Riêng hạng mục chi phí khác điều chỉnh giảm từ hơn 3.534 tỷ đồng xuống hơn 2.000 tỷ đồng; chi phí dự phòng giảm từ hơn 5.384 tỷ đồng xuống 1.328 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 12,5km, gồm 12 ga (8,5km đi trên cao với 8 ga trên cao và 4km đi ngầm với 4 ga ngầm). Tuyến có điểm đầu tại Nhổn, điểm cuối tại ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo).
Nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư của dự án là do biến động của tỷ giá quy đổi trong quá trình thanh toán khối lượng thực hiện; do điều chỉnh khối lượng công việc hợp đồng; chậm trễ tiến độ khiến thời gian hợp đồng phải gia hạn và bổ sung chi phí; bổ sung các công việc còn thiếu do không lường trước; thay đổi chế độ, chính sách (tỷ lệ dự phòng, thuế) và các quy định của Nhà nước liên quan đến việc xác định, quản lý chi phí (điều chỉnh chi phí giải phóng mặt bằng, bảo hiểm…).
Năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và sự phối hợp giữa Tư vấn, chủ đầu tư, các Sở ngành thành phố liên quan còn nhiều hạn chế, yếu kém; Năng lực của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp) là nhà thầu thực hiện gói thầu CP05 - Công trình kiến trúc depot hạn chế và chậm trễ thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư, UBND thành phố.
Bên cạnh đó, 5 lý do khách quan khiến thời gian thực hiện dự án kéo dài cũng được đề cập, gồm vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định của hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam hiện hành; quy định về giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của nhà tài trợ; vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị; cơ chế, chính sách và quy định giải phóng mặt bằng phức tạp và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.