Các thành phố ở Myanmar có nhiều nét khác biệt về giao thông so với một số quốc gia trong khu vực. Bắt đầu từ năm 2009, Chính phủ nước này cấm xe máy đi trong nội đô để giảm tải và chống ùn tắc. Tuy nhiên, việc xe hơi xếp hàng dài trên đường phố như thế này là chuyện cơm bữa đối với người dân Miến Điện.
Ở Yangon, du khách và người dân có thể chọn lựa nhiều loại hình để di chuyển. Phương tiện được sử dụng nhiều nhất là xe bus, xe tải chở người sản xuất từ hơn 30 năm trước. Việc cấm phương tiện giao thông cá nhân trong nội đô cũng là một phần lý do khiến cho các loại hình vận tải công cộng luôn đông đúc, đặc biệt là giờ cao điểm.
So với thế giới và khu vực, đời sống người dân Myanmar còn khá nghèo, thậm chí lạc hậu khi chưa có nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Ôtô tải chở người là một trong những phương tiện hữu dụng nhất. Thùng xe phía sau có hai hàng ghế, mỗi hàng chứa từ 7 đến 8 khách. Tuy nhiên, các tài xế luôn chở quá số người quy định khi nhiều hành khách chấp nhận đứng bám sau xe để đến địa điểm cần thiết cho nhanh.
Giao thông Myanmar chưa thể gọi là văn minh khi mang đi so với các nước láng giềng. Tình trạng người đi bộ không đúng vị trí quy định vẫn thường xuyên xảy ra. Một số điểm có xây cầu vượt bộ hành nhưng chưa làm nhiều người quen.
Trước năm 2009, chính quyền Myanmar cấm nhập khẩu ôtô, nên đa số xe hơi tại nước này đều là xe cũ (sản xuất trong thập niên 1950, 1960), chủ yếu xuất xứ từ Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 2010 trở lại đây, các công ty tư nhân được phép nhập khẩu khiến cho chủng loại, chất lượng xe đa dạng hơn. Điều đặc biệt nhất là ôtô được lưu hành cả hai loại tay lái thuận và nghịch.
Luật giao thông quy định các phương tiện đi làn bên phải như ở Việt Nam, nhưng tay lái lại ở cả bên trái lẫn phải tùy xe, nên người phụ xe có nhiệm vụ quan trọng là làm hoa tiêu dẫn đường, nhất là khi muốn vượt ôtô phía trên.
Có khi phụ lái phải ngồi sau thùng xe tải để ra hiệu cho người đi xe máy đi gọn vào để xe rẽ về bên trái.
Xe máy chỉ xuất hiện ở phía ngoại thành của Yangon.
Điểm khác biệt nữa là sự phân làn tại Myanmar khi xe máy và xe thô sơ di chuyển ở giữa, còn ôtô đi ở làn đường hai bên.
Người hành nghề xe ôm chỉ xuất hiện ở khu vực ngoại ô.
Xích lô kéo cũng là một phương tiện vận chuyển khách công cộng độc đáo mà ít quốc gia ở châu Á còn tồn tại như Myanmar.Nguyên nhân thứ hai khiến cố đô của người Miến ngày càng tắc đó là xu thế nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng từ Nhật Bản, Hàn Quốc với giá tương đối rẻ.
Ở khu vực ngoại ô, trên quốc lộ, khách thoải mái ngồi trên nóc xe và tự bảo đảm an toàn cho bản thân. Theo anh Thanh Tùng - hướng dẫn viên du lịch, thời gian gần đây đường phố Yangon liên tục ùn tắc do nhiều nút giao thông đang xây dựng cầu vượt giảm tải ở ngã tư. Mặc dù vậy, các tài xế luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ và không lấn làn chen nhau vượt.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.