Hải quân Philippines "mạnh tay xử lý" khinh hạm cao tuổi nhất thế giới

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
Sản phẩm 20/03/2018 17:56

Sau 38 năm phục vụ, Hải quân Philippines đã chính thức cho "nghỉ hưu" chiếc BRP Rajah Humabon một trong những tàu chiến cuối cùng từ thời Thế chiến 2

 

photo1521432242435-15214322424362000941655

Một buổi lễ từ giã nhỏ đã diễn ra tại Sangley Point, Cavite vào thứ Năm tuần trước. Sau khi loại biên, con tàu sẽ trở thành bảo tàng nổi tại Cative.

Khinh hạm BRP Rajah Humabon (PS-11) trong một chuyến tuần tra chung với tàu khu trục mang trực thăng DDH-183 của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, tháng 06/2017.

Khinh hạm BRP Rajah Humabon (PS-11) vốn là tàu khu trục hộ tống DE 169 Atherton (1 trong 72 chiếc thuộc lớp Cannon) được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 1943.

Vào ngày 14/06/1955, con tàu được chuyển giao cho Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản và hoạt động trong biên chế lực lượng này suốt 20 năm.

Đến tháng 06/1975, con tàu được chuyển giao lại cho Hải quân Mỹ nhưng vẫn nằm lại Nhật Bản cho đến khi được Mỹ chuyển giao cho Philippines (dưới dạng hỗ trợ quân sự) vào ngày 13/09/1976.

Đến năm 1979, con tàu được kéo từ Nhật Bản đến Hàn Quốc để sửa chữa và chính thức nằm trong biên chế Hải quân Philippines vào ngày 27/02/1980.

Kể từ đó, con tàu được định danh lại là "khinh hạm tuần tra" và trở thành kỳ hạm của Hải quân Philippines. Vào tháng 06/1980, con tàu có số hiệu mới là PF-6, đến năm 1996 được thay thế thành PF-11 và đến năm 2016 là PS-11.

Trong thời gian thuộc biên chế Hải quân Philippines, tàu BRP Rajah Humabon đã trải qua một số lần sửa chữa nhưng không được hiện đại hóa sâu.

Tàu vẫn giữ lại các loại pháo từ thời Thế chiến 2, gồm 03 pháo Mk 22 cỡ nòng 76,2mm, 03 pháo nòng đôi Bofors Mk 1 Mod 2 cỡ nòng 40mm, 06 pháo Oerlikon Mk 10 cỡ nòng 20mm và 4 súng máy hạng nặng Browning M2 cỡ nòng 12,7mm.

Ý kiến của bạn

Bình luận