Binh sỹ Hàn Quốc và Triều Tiên đứng gác tại Bàn Môn Điếm - Ảnh: Reuters. |
Trên đây là kết quả đạt được sau khi ba bên tiến hành vòng đàm phán thứ hai ở Bàn Môn Điếm để bàn về biện pháp nhằm phi quân sự hóa biên giới giữa hai nước theo thỏa thuận liên Triều đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng hồi tháng trước giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
UNC, cơ quan do Mỹ đứng đầu, đã giám sát tình hình ở khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Triều Tiên kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Ngày 22/10, UNC tuyên bố nỗ lực của hai nước nhằm thực thi thỏa thuận quân sự đã đạt được.
Quyết định rút vũ khí khỏi biên giới của Hàn Quốc và Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh Mỹ lo ngại sáng kiến quân sự liên Triều có thể làm suy yếu sự sẵn sàng quân sự. Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại, Bình Nhưỡng được đánh giá là chưa có bước tiến rõ rệt nào trong việc thực thi lời hứa phi hạt nhân hóa.
Theo kế hoạch đề ra, trong thời gian từ nay đến cuối năm, hai nước sẽ rút 11 chốt canh gác trong vòng bán kính 1 km xung quanh đường giới tuyến quân sự.
Ngoài ra, hai nước cũng sẽ rút toàn bộ vũ khí khí khỏi Khu vực An ninh chung (JSA) thuộc Bàn Môn Điếm, và cắt số lượng binh sỹ tại khu vực này xuống còn 35 người, đồng thời chia sẻ thông tin về thiết bị giám sát.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, trong cuộc gặp ngày thứ Hai, Hàn Quốc, Triều Tiên và UNC nhất trí rút vũ khí và các chốt canh gác khỏi JSA trước ngày thứ Năm tuần này, rồi thực hiện một cuộc kiểm tra chung trong hai ngày sau đó.
Bên cạnh đó, hai nước đã tiến hành dọn mìn xung quanh khu vực Bàn Môn Điếm theo thỏa thuận đã đạt được từ trước, và xác nhận hoàn tất việc dọn mìn tại cuộc gặp với UNC.
"Chúng tôi đã thảo luận về lộ trình rút vũ khí và các chốt canh gác, cũng như các biện pháp để điều chỉnh số lượng binh sỹ canh gác và thực hiện các cuộc kiểm tra chung", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có đoạn.
Thỏa thuận cũng bao gồm việc dừng tất cả các hoạt động thù địch và lập một vùng cấm bay xung quanh biên giới.
Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh, vì cuộc chiến 1950-1953 mới kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ chưa có hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đã khởi sắc nhiều trong năm nay.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh thứ ba với ông Kim Jong Un, diễn ra tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Môn cho biết Triều Tiên đã sẵn sàng mời chuyên gia quốc tế tới kiểm tra việc dỡ bỏ một khu thử hạt nhân chính và sẽ đóng cửa phần còn lại của khu liên hiệp hạt nhân Yongbyon nếu Washington có hành động thiện chí để đáp lại.
Những động thái như vậy có thể bao gồm việc chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên, mở một văn phòng liên lạc của Mỹ ở Triều Tiên, viện trợ nhân đạo và trao đổi chuyên gia kinh tế - ông Moon Jae-in cho hay.
Tuy nhiên, Mỹ đến nay vẫn khăng khăng đòi Triều Tiên phải có những bước đi không thể đảo ngược để tiến tới từ bỏ kho vũ khí, chẳng hạn công bố đầy đủ dữ liệu về các cơ sở và vật liệu hạt nhân của nước này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.