Cả hai start-up Grab và Go-Jek đã bị các nhà chức trách Indonesia "sờ gáy" hồi tháng trước. Bộ Giao thông Vận tải nước này đã phân loại Grab và Go-Jek thành loại hình vận tải thay vì dịch vụ công nghệ như trước kia. |
Hãng tin Reuters đưa tin, khoảng 1.500 tài xế mặc áo đồng phục và mũ bảo hiểm của hai dịch vụ taxi công nghệ Grab và Go-Jek đã biểu tình trước tòa nhà quốc hội tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Đám đông mong muốn các nhà chức tránh sớm có biện pháp cải thiện giá hoạt động, bảo vệ đời sống cho những người hoạt động vận tải.
"Phải có biện pháp bảo vệ pháp lý và xã hội cho các tài xế, vì họ là một phần của lực lượng lao động quốc gia", một nhóm tài xế của hai công ty chia sẻ.
Điều này cũng có nghĩa, cả hai sẽ phải tuân thủ các quy định giống như các hãng taxi, xe buýt thông thường. Như vậy, Grab và Go-Jek sẽ phải đối mặt với chi phí vận hành tăng cao hơn so với thông thường.
Trước đây, các công ty như Grab hay Go-Jek thường tung ra những ưu đãi, ví dụ như mã giảm giá để kích cầu, kêu gọi khách hàng đặt xe thông qua ứng dụng di động. Tuy nhiên với tuyên bố trên, hai start-up công nghệ chắc chắn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro kinh doanh hơn.
Điều đó khiến cho việc thâm nhập nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời cũng là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, của các hãng xe ôm công nghệ trở nên khó khăn hơn. Mặc dù vậy, Budi Setyadi, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải Indonesia chưa xác nhận kế hoạch phân loại trên có áp dụng cho xe ôm công nghệ hay không.
Phần đông các tài xế công nghệ biểu tình đều mong muốn có một mức giá tiêu chuẩn cho mỗi cây số di chuyển. Cụ thể, họ yêu cầu mức giá dao động từ 0,216 – 0,288 USD/km.
Cả Grab và Go-Jek hiện vẫn chưa có phản hồi nào về chính sách giá với các tài xế. Tuy nhiên Grab khẳng định, công ty vẫn muốn duy trì biểu giá hiện tại nhằm tạo sinh kế bền vững cho các tài xế.
Đây không phải lần đầu tiên, giới tài xế tại Indonesia tràn ra đường biểu tình vì dịch vụ taxi công nghệ. Hồi tháng 3/2016, hàng ngàn tài xế taxi tràn ra đường giơ cao khẩu hiệu chống lại dịch vụ taxi công nghệ Uber và Grab khi cả hai công ty chỉ vừa "chân ướt chân ráo" bước vào thị trường Đông Nam Á.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.