Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường nhấn mạnh "Nghị định 06 Chính phủ quy định 1 ôtô chỉ có 1 hợp đồng, nếu có 2 hợp đồng khi phát sinh tai nạn, tranh chấp chưa có quy định xử lý". |
Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh 7 tháng đầu năm 2017 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì. ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết "Tình hình ùn tắc giao thông dự báo cuối năm sẽ tăng, một số khu vực nóng hiện nay đã được kiểm soát. Tuy nhiên khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái là những điểm rất phức tạp. Mới đây đã đưa vào sử dụng 2 cầu vượt gần khu vực sân bay, tình hình ùn tắc có đỡ hơn một chút. Tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc ở khu vực này bởi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy hoạch năm 2020 là 25 triệu hành khách và nhưng đã quá tải bởi đến cuối năm 2017 dự kiến đã đạt 36 triệu hành khách nên việc giảm ùn tắc triệt để chỉ trên lý thuyết, còn hiện nay chúng ta chỉ có thể nỗ lực kéo giảm. Các công trình giao thông hiện nay vẫn đạt đúng tiến độ và dự kiến có 8 cổng sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2017 để tháo gỡ ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố"
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cũng nêu quan điểm về vấn đề xe đi chung mà Grab đang áp dụng. Theo ông Cường, TP.HCM là nơi năng động nhất nên nếu chúng ta không không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển. Hiện nay Grab không chỉ dừng ở việc đặt hàng điện tử mà còn mở rộng dịch vụ mới Grabsahe (đi xe chung). Đứng trên góc độ pháp lý, quản lý nhà nước Bộ GTVT cấm triển khai dịch vụ này là hoàn toàn hợp lý bởi theo Nghị định 06 của Chính phủ quy định 1 ôtô chỉ có 1 hợp đồng nhưng hiện nay 1 ôtô nếu có thể có 2 hợp đồng thì khi phát sinh tai nạn, tranh chấp sẽ chưa có quy định quy trách nhiệm xử lý.
Trước đó trao đổi về dịch vụ Grabshare ông Lê Hồng Việt, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Sau khi nhận được công văn số 6781/BGTVT-VT ngày 22/6 của Bộ GTVT yêu cầu thanh tra giao thông ở địa phương tăng cường xử lý các xe hợp đồng cung cấp dịch vụ đi chung. Sở GTVT TP.HCM đã triển khai mời đơn vị Grab lên làm việc khuyến cáo về loại hình dịch vụ này và Grab cũng đã cam kết ngừng hoạt động. Khi nào thực hiện tốt qua 2 năm thí điểm tổng kết thì mới xin thêm dịch vụ và được Bộ GTVT chấp thuận thì mới được xử lý”.
Thanh tra giao thông đã phối hợp với lực lượng an ninh sân bay kiểm tra về dịch vụ Grabshare tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tuy nhiên vẫn chưa phát hiện xử lý trường hợp nào vì trong công tác xử lý chúng tôi khó phát hiện nếu hành khách không phản ánh. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai kế hoạch ra quân kiểm tra, xử lý ở các địa điểm có lượng hành khách đi dịch vụ này nhiều như: sân bay, siêu thị, nhà hàng…, ông Việt cương quyết.
Trước đó Trong công văn số 6781/BGTVT-VT ký ngày 22.6, Bộ GTVT yêu cầu Uber và Grab không áp dụng dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng. Nguyên nhân của yêu cầu này được nhận định là do dịch vụ đi chung xe không phù hợp với quy định hiện hành. Cụ thể, theo Bộ GTVT, với mỗi chuyến xe hợp đồng, hành khách (hoặc nhóm) đã ký giao kết trọn gói cả chuyến xe, không phải là thuê chỗ ngồi nên việc đơn vị vận tải có thêm hợp đồng với nhiều người khác sẽ gây bất tiện cho hành khách.
Bên cạnh đó, theo Thông tư số 63 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký một hợp đồng vận chuyển khách và quy định này được đưa ra nhằm bảo đảm quyền lợi cho hành khách, phòng ngừa những hệ lụy phát sinh trong quá trình thuê xe.
Bộ GTVT yêu cầu Grab không thực hiện dịch vụ Grabshare. Để ngăn chặn các Grab thực hiện sai quy định, Bộ GTVT cho biết sẽ yêu cầu thanh tra giao thông ở địa phương tăng cường xử lý các xe cung cấp dịch vụ đi chung. Mức phạt cho lỗi vi phạm này là từ 4 đến 6 triệu đồng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.