Hé lộ nguyên nhân vì sao MH370 biến mất hoàn toàn

Bạn đọc 15/06/2015 14:21

Một giả thiết đưa ra MH370 không để lại một mảnh vụn nào là bởi chiếc máy bay xấu số này đã lao xuống mặt biển với góc thẳng đứng.

1416667
Ảnh chụp chiếc máy bay bị mất tích

Trong nghiên cứu được công bố với Hiệp hội Toán học Hoa Kỳ, giáo sư Goong Chen của Đại học Texas A&M cho rằng chiếc MH370 có thể đã lao xuống Ấn Độ Dương với góc 90 độ và do đó không bị vỡ vụn khi chìm xuống đáy biển.

Vào lúc 1:30 sáng ngày 8/3 (giờ địa phương), không đầy 1 giờ trên chuyến bay từ Kuala Lumpur về Bắc Kinh, chiếc máy bay của Malaysia Airlines với 239 hành khách và phi hành đoàn bỗng dưng biến mất khỏi radar theo dõi của các đài kiểm soát không lưu.

Một trong những bí ẩn lớn nhất về chuyến bay MH370 là các chiến dịch tìm kiếm kéo dài thậm chí còn không tìm ra một mảnh vỡ hay một vệt dầu loang nào từ chiếc máy bay gặp nạn. Ngay cả trong vụ việc của AirFrance AF447 (một vụ máy bay biến mất bí ẩn khác mà các đội tìm kiếm phải mất tới 2 năm mới tìm được phần chính của xác máy bay cùng hộp đen), đội ngũ cứu nạn đã tìm thấy hàng ngàn mảnh vụn trên biển Đại Tây Dương, chỉ vài ngày sau khi máy bay rơi vào năm 2009. Một số giả thuyết còn cho rằng MH370 không bị rơi mà đã bị khủng bố bắt cóc và bay tới một địa điểm bí mật.

Giáo sư Chen cho rằng nếu như máy bay va chạm với mặt biển theo góc nghiêng, lực tác động tạo ra sẽ rất lớn và thân máy bay sẽ bị vỡ vụn. Lúc đó, các mảnh vụn sẽ nổi lên mặt biển. Nhưng nếu như chiếc Boeing 777 này lao thẳng xuống mặt nước, vụ va chạm sẽ xảy ra một cách nhanh chóng hơn. Cánh máy bay có thể sẽ bị vỡ rời ra khỏi thân máy bay, nhưng do có trọng lượng lớn, 2 cánh sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy biển.

1416679
 

Điều này có nghĩa rằng nếu lao xuống mặt biển từ góc thẳng đứng, MH370 có thể đã chìm xuống mặt biển ở trạng thái tương đối nguyên vẹn. Nhờ có lực tác động của các dòng nước, thân máy bay có thể đã được hạ xuống mặt biển ở trạng thái nằm ngang. Các mảnh vụn có trọng lượng nhẹ như ghế ngồi và hành lý của hành khách sẽ không thể nổi lên mặt nước nếu như thân máy bay không vỡ vụn.

Giả thuyết của đội nghiên cứu cho rằng máy bay có thể đã gặp tình trạng thất tốc, hoặc một số thiết bị đột ngột hư hỏng, hoặc máy bay hết nhiên liệu trên không. Sau đó, chiếc Boeing này đã lao xuống mặt biển ở góc gần với 90 độ.

Hình ảnh giả lập đến từ nghiên cứu của giáo sư Chen và đồng sự mô phỏng lại quá trình lao thẳng xuống mặt nước của MH370:

1416682
 

Khi lao với góc thẳng đứng, máy bay sẽ không tạo ra các cơn sóng lớn như khi lao từ góc nghiêng. Các đợt sóng lớn do va chạm tạo ra gần như chắc chắn sẽ khiến thân máy bay nhanh chóng vỡ vụn. Nghiên cứu của giáo sư Chen cũng trích lời các chuyên gia hàng không cho biết phương hướng va chạm với mặt nước của máy bay sẽ quyết định cách thức thân máy bay bị đập vỡ.

Để kiểm chứng, giáo sư Chen cùng đồng sự đã xác định rằng nếu va chạm với mặt nước theo góc nhọn, thân máy bay sẽ tạo ra các đợt sóng lớn hơn và bị vỡ vụn khi còn ở gần mặt nước biển, khiến các mảnh vụn bị rải ra một diện tích lớn trên mặt biển. Tất cả các kịch bản đều đã được đưa ra phân tích:

1416670Tiếp xúc với mặt nước từ phần đuôi

1416673Lao đầu xuống mặt nước cũng sẽ gây ra các đợt sóng lớn có thể làm vỡ thân máy bay

1416676Gần như tất cả các vị trí đều chắc chắn sẽ khiến thân máy bay vỡ vụn và để lại nhiều dấu vết trên mặt biển

Cuối cùng, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Texas A&M kết luận rằng dựa theo phân tích toán học về các kịch bản về MH370, một cú va chạm theo góc thẳng đứng sẽ là nguyên nhân hợp lý nhất về số phận của chiếc máy bay này. Nếu như MH370 va chạm với mặt nước theo các góc nhọn, đến thời điểm hiện tại các đội tìm kiếm chắc chắn đã tìm thấy mảnh vụn của máy bay. "Kết luận cụ thể này mang tính phỏng đoán, nhưng là dựa trên cơ sở phân tích giám định". Giáo sư Chen cũng cho biết giả thuyết này được căn cứ trên dữ liệu máy tính, các vụ việc tiền lệ, thông tin điều kiện không khí và mặt biển.

Vụ mất tích của máy bay MH370 cho đến giờ vẫn là một trong những thảm họa bí ẩn nhất của ngành hàng không. Cho tới giờ, xác máy bay vẫn chưa được tìm thấy và các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định được điều gì đã xảy ra với chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines sau khi chiếc máy bay này biến mất khỏi bản đồ radar. Trong một tuyên bố vào tuần trước, các quan chức Australia cho biết sẽ mở rộng khu vực tìm kiếm trên Ấn Độ Dương. Sở An toàn Giao thông của đất nước này khẳng định, nếu không tìm thấy MH370 tại Ấn Độ Dương, họ sẽ không thể xác định được khu vực nào khác có khả năng thành công cao hơn.

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 60% diện tích khu vực tìm kiếm ưu tiên đã được khảo sát, tuy nhiên không hề có một dấu hiệu nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích bí ẩn trên.

Nếu diện tích tìm kiếm cũ đạt tới 60,000 km vuông mà không đạt được kết quả khả quan nào, các đội tìm kiếm sẽ chuyển hướng sang các khu vực lân cận, theo một thông báo chính thức từ Chính phủ Malaysia, Australia và Trung Quốc vào thứ 5 tuần này.

“Chúng tôi sẽ tập trung mọi nỗ lực đối với công tác tìm kiếm nhằm mang lại câu trả lời xác đáng nhất cho người thân của những hàng khách mất tích” Theo đại diện của 3 nước cho biết.

Dự kiến, việc tìm kiếm trong khu vực hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 5 năm nay, sẽ mất thêm 1 năm nữa để tìm kiếm toàn bộ khu vực mới. Diện tích của khu vực tìm kiếm mới sẽ đạt tới 46,000 km vuông.

Chuyến bay mang số hiệu MH 370, thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, mất tích sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur, vào ngày 8/3/2014, mang theo 239 người. Hiện tại, các nhà điều tra vẫn đang tìm cách xách định nguyên nhân của vụ mất tích trên.

Ban đầu, chiếc máy bay được cho là đã gặp nạn tại khu vực giữa Malaysia và Việt Nam.

Một đội chuyên gia tìm kiếm quốc tế, dự trên các dữ liệu vệ tinh, cho rằng chiếc máy bay hiện đang nằm tại khu vưc phía Nam Ấn Độ Dương.

Phần lớn hành khách trên chuyến bay mang quốc tịch Trung Quốc.

Ý kiến của bạn

Bình luận