Các tàu chở hàng mới được thiết kế không chỉ để tiếp tế hàng hóa cho trạm không gian quốc tế ISS mà còn có thể hỗ trợ cho các sứ mạng không gian sâu, điển hình là cuộc viễn chinh đầu tiên đến sao Hỏa.
Cùng với công ty Thales Alenia tại Ý và MacDonald Dettwiler & Associates tại Canada, Lockheed Martin đã đề xuất sử dụng một phương tiện có thể tái sử dụng có tên Jupiter, một khoang chứa hàng tên Exoliner và một cánh tay robot để thực hiện chương trình CRS-2. Ý tưởng ở đây là nhằm tạo ra một hệ thống có chi phí cho mỗi lần phóng rẻ hơn hàng triệu đô la, linh hoạt hơn và có khả năng hỗ trợ các sứ mạng không gian sâu.
Jupiter là mô-đun chính, nó được đặt theo tên của đầu máy xe lửa đầu tiên chạy hết tuyến đường sắt liên lục địa của Mỹ vào năm 1869 và kiến trúc của tàu được phát triển dựa trên vệ tinh thăm dò sao Hỏa MAVEN. Không giống như các tàu vận tải thông thường, nó có thể tái sử dụng nhưng không được thiết kế để trở lại Trái Đất mà thay vào đó sẽ neo trên quỹ đạo và đóng vai trò là một tàu lai kéo các khoang hàng hóa khi chúng được gửi lên.
Thành phần thứ 2 là mô-đun hàng hóa Exoliner được chế tạo dựa trên vệ tinh thăm dò lấy mẫu thiên thạch OSIRIS-REx. Exoliner bao gồm một khoang chứa hàng do Thales Alenia Space phát triển dựa trên tàu hàng được phát triển cho phương tiện vận chuyển tự động (ATV) của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và nó có sức chứa đến 6.500 kg.
Thành phần thứ 3 là cánh tay robot cho Jupiter được công ty của Canada phát triển dựa trên thiết kế từng được sử dụng trên tàu con thoi và ISS trong 30 năm qua.
Đối với sứ mạng đầu tiên, Jupiter và Exoliner sẽ được phóng cùng nhau trên tên lửa Atlas V. Bộ đôi sẽ gặp nhau tại ISS và sau khi sứ mạng tiếp tế hoàn tất, Jupiter và Exoliner sẽ rời trạm để gặp gỡ một mô-đun Exoliner khác cũng được phóng lên bằng tên lửa Atlas. Cánh tay robot trên Jupiter sẽ đổi khoang hàng đầy, trả lại khoang hàng Exoliner trống và khoang hàng cũ sẽ bốc cháy khi tái xâm nhập khí quyển Trái Đất.
Giữa các chuyến bay, Jupiter sẽ neo lại trên quỹ đạo, các khoang hàng Exoliner kế tiếp sẽ đem theo nhiên liệu hypergolic để Jupiter có thể tự nạp lại.
Lockheed nhận định hệ thống mới mang nhiều tiềm năng ứng dụng hơn bên cạnh việc tiếp tế hàng hóa cho ISS trong đó bao gồm tái cung cấp thực phẩm, nước, nhiên liệu và các trang thiết bị khác cho các sứ mạng không gian sâu và đóng vai trò là một mô-đun cư trú dành cho các sứ mạng có con người như viễn chinh sao Hỏa.
Wanda Siguar – phó chủ tịch kiêm giám đốc mảng kinh doanh không gian dân sự thuộc bộ phận các hệ thống không gian của Lockheed Martin cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiếp tế những thứ cần thiết vào đúng thời điểm và mọi thời điểm cho các phi hành gia trên trạm ISS. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi được thiết kế để cung cấp một số lượng lớn hàng hóa tiếp tế cần tiết, dùng tàu hàng cho mỗi chuyến bay và thực hiện điều này theo lịch đều đặn. Đây là lý do chúng tôi cùng nhau đưa ra những công nghệ bay đã được chứng minh về độ tin cậy, độ an toàn và tiết kiệm chi phí.”
Lockheed Martin là đơn vị tiếp theo được NASA chọn để thực hiện chương trình CRS-2. Trước đó, tàu vận tải Dragon của SpaceX và Cygnus của Orbital Science Corp đảm nhận hoạt động vận chuyển hàng hóa cho ISS theo chương trình CRS-1.
Theo tinhte
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.