Mã tiền – dược liệu được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền |
Việc nhầm lẫn tai hại này đã khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng và có những tác động không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của các công ty dược phẩm. Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vị Mã tiền và Mã tiền chế cũng như giải đáp các thắc mắc có liên quan đến việc sử dụng vị thuốc này, ngày 10/1/2018, Tạp chí Thương hiệu & Pháp luật đã tổ chức buổi toạ đàm với nội dung “Vị Mã tiền và Mã tiền chế sử dụng trong Y học cổ truyền”.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành về y, dược như:GS.TS.NGND Phạm Thanh Kỳ - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Huy Oánh – Nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Bác sĩ Phạm Hưng Củng – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền cùng các doanh nghiệp và 15 cơ quan báo chí.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã có những giải đáp cụ thể về công dụng của vị Mã tiền và Mã tiền chế trong Y học cổ truyền cũng như những ứng dụng của vị thuốc này trong sản xuất các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.
Theo các chuyên gia, Mã tiền và Mã tiền chế làdược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền hàng trăm năm nay. Hạt Mã tiền chưa qua chế được dùng ngâm rượu xoa bóp bên ngoài để điều trị đau nhức xương khớp và Mã tiền chỉ được dùng đường uống sau khi được bào chế đúng cách thành Mã tiền chế.
Trong Đông y, Mã tiền chế có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, giúp trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống viêm, chống tê mỏi, cắt cơn đau xương khớp cũng như giúp điều trị các bệnh lý nhược cơ, bại liệt rất tốt. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa phong thấp hiệu quả sử dụng vị thuốc Mã tiền chế trong thành phần.Ngoài ra, Mã tiền chế khi sử dụng với liều lượng thấp còn có tác dụng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn.
Các chuyên gia chia sẻ về Mã tiền và Mã tiền chế tại buổi tọa đàm |
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho biết “Trong hạt Mã tiền có hoạt chất chính là strychnin. Sau khi Mã tiền được chế biến qua nhiều công đoạn đã làm giảm độc tính của các alcaloid và duy trì được tác dụng tốt của strychnin. Do đó, Mã tiền chế an toàn đối với người bệnh. Việc nhầm lẫn giữa Mã tiền và Mã tiền chế cũng tương tự như hiểu sai về asen vô cơ và asen hữu cơ. Về bản chất, asen vô cơ thì rất độc nhưng asen hữu cơ có trong nước mắm truyền thống thì không độc và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.”
Theo GS.TS Phạm Thanh Kỳ - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội “Hiện nay, Bộ Y tế đã phát hành Dược điển Việt Nam, là bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, quy định về tiêu chuẩn chất lượng thuốc. Các doanh nghiệp được phép sử dụngcác loại dược liệu có trong dược điển nhưng quan trọng là phải sử dụng đúng liều lượng và sản phẩm đưa ra phải có kiểm nghiệm thực tế. Mã tiền chế là vị thuốc đã được quy định rõ ràng trong dược điển, sau khi bào chế thì có tác dụng chữa bệnh rất tốt.”
Đại diện Công ty dược phẩm Tâm Bình –TGĐ, Dược sĩ Lê Thị Bình |
Tâm Bình hiện là một trong những doanh nghiệp dược phẩm sử dụng vị Mã tiền chế trong sản xuất với sản phẩm tiêu biểu là Viên khớp Tâm Bình. Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp số đăng ký lần đầu năm 2011 và đăng ký lại năm 2017. Để chứng minh tính an toàn của sản phẩm, Công ty Tâm Bình đã tiến hành thử độc tính cấp và bán trường diễn tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và được kết luận không nằm trong nhóm sản phẩm có độc tính và an toàn đối với sức khỏe người bệnh. Viên khớp Tâm Bình có tác dụng bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tăng lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp; dùng cho các trường hợp bị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, tê buồn chân tay.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.