Theo trang BusinessInsider, vào năm 1941, tập đoàn luyện kim và vũ khí Friedrick Krupp A.G của Đức đã bắt đầu công đoạn sản xuất khẩu súng khổng lồ theo lệnh Hitler, với tên gọi là súng Gustav.
Các tài liệu tuyệt mật về vũ khí của Đức đã tiết lộ rằng súng Gustav cao bằng một toà nhà 4 tầng, nặng 1.350 tấn, với tổng chiều dài đến hơn 47m, trong đó riêng phần nòng súng dài 29,87m, bắn ra những viên đạn nặng hơn 4.500kg.
Súng Gustav được tập đoàn Krupp "biếu không" cho Đức Quốc xã nhằm đóng góp cho công cuộc xâm lược châu Âu của Hitler.
Vào mùa xuân năm 1942, súng Gustav lần đầu ra trận trong cuộc vây hãm Sevastopol. Khẩu súng khổng lồ này đã bắn khoảng 300 viên đạn vào thành phố Crimean.
Tuy nhiên, Đức Quốc xã nhanh chóng nhận ra khẩu súng "bá đạo" này có rất nhiều nhược điểm nghiêm trọng:
- Kích cỡ của nó quá lớn khiến nó dễ dàng trở thành mục tiêu cho các máy bay ném bom của Quân Đồng minh
- Trọng lượng quá lớn, do đó chỉ có thể vận chuyển bằng tuyến đường ray riêng, vốn rất đắt đỏ (đường ray này cũng do Đức Quốc xã xây dựng)
- Cần một số lượng người cực lớn để điều khiển: 2.000 người
- Khẩu súng này gồm 5 phần riêng biệt, để lắp ráp trên chiến trường phải mất 4 ngày, cùng hàng giờ đồng hồ để cân chỉnh nòng súng chỉ để bắn một phát đạn duy nhất.
- Chỉ có thể bắn tối đa 14 băng đạn một ngày.
Do đó, chỉ một năm sau đó, Đức Quốc xã đã huỷ bỏ kế hoạch sản xuất tiếp súng Gustav, còn Quân Đồng minh cũng không biết làm gì với khẩu súng khổng lồ này ngoài việc... đem bán phế liệu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.