Ảnh minh họa |
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2011 - 2019, tổng số vốn huy động xây dựng NTM toàn tỉnh ước đạt trên 21.000 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp được trên 2.468 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt, ngày công, vật tư, vật liệu, máy móc... được quy đổi bằng tiền và nguồn khác). Ngoài ra, nhân dân đã hiến trên 979.302,9 m2 đất để mở đường GTNT và các công trình khác. Nhờ nguồn lực này, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư ngày càng hoàn thiện và đồng bộ.Nổi bật, sau 10 năm triển khai, toàn tỉnh đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa 717 công trình GTNT; nhựa hóa, bê tông hóa được 4.017 km đường GTNT; nâng cấp, cải tạo, bảo trì 243 cây cầu trên các tuyến GTNT; xây dựng, hoàn thành 267 công trình thủy lợi; xây mới 788 km kênh mương nội đồng, nâng tổng số kilomet kênh mương được kiên cố hóa lên 1.731 km; 100% số xã có điện lưới, 99,72% số hộ được sử dụng điện thường xuyên và an toàn. Các hạ tầng khác như hệ thống trường học các cấp, trạm y tế, các nhà văn hóa và thiết chế văn hóa cơ sở, chợ nông thôn cũng được quan tâm đầu xây dựng theo hướng chuẩn hóa.Từ đầu năm đến nay (sau khi sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào TP. Hòa Bình), toàn tỉnh đã có 73/131 xã (55,7%) đạt tiêu chí NTM, trong đó TP. Hòa Bình đạt 8/9 xã, huyện Lương Sơn 10/10 xã, huyện Yên Thủy 5/10 xã, huyện Lạc Thủy 8/8 xã, huyện Cao Phong 5/9 xã, huyện Mai Châu 7/15 xã, huyện Kim Bôi 9/16 xã, huyện Đà Bắc 8/16 xã, huyện Tân Lạc 6/15 xã và huyện Lạc Sơn 7/23 xã.Cũng theo ông Sơn, Sở GTVT đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất đầu tư xây dựng trong Hợp phần xây dựng cầu dân sinh, Dự án LRAMP với tổng mức đầu tư 102,224 tỷ đồng/48 cầu, cống (cầu treo, cầu cứng, cống) dân sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đến thời điểm hiện tại, 41 cầu đã bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần kết nối giao thông, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Sở GTVT còn tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án cứng hóa đường GTVT tỉnh Hòa Bình. Tính đến cuối tháng 11 đã thực hiện cứng hóa được 13,69 km đường GTVT với mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là 5 tỷ đồng, đối ứng từ các huyện, thành phố là 3,34 tỷ đồng, còn lại là huy động từ nhân dân và các nguồn lực khác để thực hiện đề án này. Đến hết năm 2020, Hòa Bình sẽ có thêm ít nhất 5 xã đạt tiêu tiêu chuẩn NTM.Đánh giá hiệu quả từ chương trình này, ông Sơn cho biết, được sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, chính quyền địa phương các cấp và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh, các xã đã được đầu tư xây dựng công trình giao thông, từng bước hoàn thành tiêu chí về giao thông NTM. Trong đó, sự đóng góp của bà con nhân dân chung sức xây dựng NTM là điều rất đáng ghi nhận. “Tuy nhiên, một số tuyến đường GTNT được đầu tư từ trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên quy mô rất hạn chế, mặt đường nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu vận tải hiện nay. Trong khi đó, kinh phí bố trí cho công tác bảo trì đường GTNT còn hạn hẹp, dẫn đến một số tuyến đường đã được cứng hóa nhưng bị xuống cấp nhanh chóng sau khi bàn giao đưa vào sử dụng, đặc biệt là đối với các tuyến đường nhựa. Do đó, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hệ thống GTNT trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt để phục vụ nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế của nhân dân; đồng thời bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh tiến độ cứng hóa đường GTNT trên địa bàn tỉnh cũng như để các xã sớm hoàn thành tiêu chí NTM, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ về đích NTM”, ông Sơn đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.