Tuyến đường quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sương mù dày đặc ngày 20/11. |
Với mong muốn giúp các tài xế đường dài tránh tình trạng ngủ gật khi tham gia giao thông, em Nguyễn Ngọc Đức, học sinh lớp 12C1, Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên, Quảng Xương, Thanh Hóa đã sáng tạo thành công máy chống ngủ gật.
Đức sinh ra tại thôn 4, xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương. Em có bố làm xây dựng luôn phải đi theo công trình, mẹ ở nhà bán tạp hóa nên từ nhỏ em luôn có ý thức tự lực vươn lên trong học tập. Sau những lần xem tivi thấy nhiều tai nạn do tài xế ngủ gật gây ra em đã bắt đầu lên ý tưởng phải làm gì để khắc phục tình trạng này. Do gia đình khó khăn, sợ ảnh hưởng đến việc học nên lúc đầu bố mẹ không đồng ý cho em nghiên cứu chế tạo máy. Nhưng với sự quyết tâm và đam mê nên dần dần bố mẹ em cũng đồng ý cho em vừa học và nghiên cứu chế tạo máy.
Đầu năm lớp 10 em đã dần dần lên ý tưởng cho việc sáng chế. Bau đầu khi mới nghiên cứu chế tạo máy, Đức gặp rất nhiều khó khăn vì kĩ thuật chế tạo máy chống ngủ gật không nằm trong chương trình dạy học THPT nên Đức phải tự mày mò. Ngoài ra, thiết bị để chế tạo máy ở Thanh Hóa không có nên phải ra Hà Nội mua... Tuy nhiên , với sự kiên trì và chịu khó, em đã chế tạo thành công máy chống ngủ gật vào năm 2015. Sau đó với sáng chế này em đã đoạt giải nhất Cuộc thi Khoa học kĩ thuật tỉnh Thanh Hóa năm 2015. Đến năm 2016, chiếc máy chống ngủ gật của Đức vượt qua nhiều đề tài khác để nhận giải nhì trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đ ào tạo tổ chức tại Hải Phòng.
Em Nguyễn Ngọc Đức cho biết: Máy chống ngủ gật cho tài xế có cấu tạo phần cứng gồm một máy tính mi ni, một bộ xử lý cho màn hình, phần mềm được lập trình theo ngôn ngữ, có sử dụng mã nguồn mở và một số thư viện về nhận dạng ánh mắt và khuôn mặt lái xe. Webcam thu hình con người xong, bộ xử lý sẽ nhận diện ra điểm khác biệt trên khuôn mặt đâu là mắt, mũi, tai, từ đó tìm ra được ánh mắt qua biểu đồ ánh sáng để phân biệt lái xe đang thức hay ngủ. Sau khi đã nhận dạng ánh mắt, bộ xử lý sẽ tiếp tục đưa ra các trường hợp để xử lý. Ban đầu sẽ cài đặt phần mềm cảnh báo bằng giọng nói phát qua loa để tránh tình trạng khi báo động đột ngột sẽ làm cho lái xe giật mình gây nguy hiểm. Sau khi cảnh báo bằng giọng nói, có thể xử lý bằng còi báo động, khi nào lái xe tỉnh táo tiếp tục sử dụng sóng não để giúp lái xe tập trung.
Chia sẻ về sáng kiến của mình Đức cho biết: "Em cảm thấy rấ t hạnh phúc vì sản phẩm mình làm ra có ích cho xã hội, giúp tình trạng tai nạn giao thông trên toàn quốc giảm đi. Trong thời gian tới em mong muốn sản phẩm máy chống ngủ gật sẽ hoàn thiện hơn, phuc vụ cho người dân khi tham gia giao thông". Thầy Lê Ích Tâm, giáo viên bộ môn Tin học, Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên cho biết : Thời gian qua, lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo đều tạo điều kiện hết mình để em hoàn thành công trình nghiên cứu. Thành tích của em đã khơi dậy tinh thần sáng tạo trong học sinh nhà trường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.