Ảnh: Shutterstock |
Giữa buổi sáng và chiều, học sinh ăn trưa tại trường và có khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi. Nhiều trường tổ chức các hoạt động, câu lạc bộ sau giờ học để thuận tiện cho việc đi làm của phụ huynh.
Ở Australia và New Zealand, năm học thường bắt đầu vào cuối tháng 1 và kết thúc vào giữa tháng 12, được chia làm bốn kỳ. Giữa hai học kỳ, học sinh được nghỉ hai tuần. Kết thúc năm học, các em có 6 tuần nghỉ hè.
Học sinh Phần Lan thường bắt đầu ngày học lúc 8-9h sáng, kết thúc 1-2h chiều. Cứ sau 45 phút học, các em được nghỉ 15 phút. Như vậy, trung bình mỗi ngày, học sinh ở quốc gia châu Âu này phải học 3 tiếng 45 phút. Dù vậy, khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy học sinh Phần Lan vẫn xếp thứ hai trong nhóm các nước OECD về Đọc, Toán và Khoa học.
Ở Nga, học sinh đi học năm ngày mỗi tuần, mỗi ngày từ 8h sáng đến 1-2h chiều. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, học sinh tiểu học ở Nga dành 470 giờ trong lớp mỗi năm và thường có khoảng bốn tháng cho các kỳ nghỉ trong năm học.
Tại Mỹ, mỗi tiểu bang và mỗi cấp học quy định giờ học khác nhau. Các trường THCS và THPT ở California bắt đầu giờ học trung bình lúc 8h7. Học sinh một số trường bắt buộc phải có mặt ở lớp trước 7h30. Nhưng đầu tháng 10, bang đã ra luật mới quy định giờ vào học của trường THPT không sớm hơn 8h30 và trường THCS không trước 8h nhằm giúp học sinh được ngủ thêm.
Không chỉ trường học ở Mỹ, một số trường ở các quốc gia châu Á đã nghĩ tới việc lùi giờ học. Từ năm 2017, trường Trung học Nữ sinh Nanyang (Singapore) để học sinh bắt đầu vào lớp lúc 8h15, muộn hơn 45 phút so với thời gian quy định trước đó.
Quyết định này được đưa ra sau khi kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều học sinh ở Singapore ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức. Sau một thời gian áp dụng, cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều hài lòng giúp sáng kiến này dự kiến được nhân rộng ở Singapore.
Tuy nhiên, việc thay đổi giờ học không phổ biến ở nhiều trường học châu Á. Ở một số quốc gia như Trung Quốc hay thậm chí cả Singapore, học sinh phải đến trường từ rất sớm. Thời gian trẻ ở trường thường từ 7h-8h sáng đến 4h-5h chiều. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều em phải thức dậy vào lúc 6h để kịp chuẩn bị.
Rất nhiều nghiên cứu từ những năm 1990 chứng minh việc học sinh trung học phải dậy sớm là không phù hợp với nhịp độ sinh học. Các em cần ngủ muộn hơn và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Các lớp học bắt đầu sớm khiến học sinh bị thiếu ngủ, không thể tập trung trong lớp, gây ra một loạt tác hại về sức khỏe và nhận thức, như: tăng nguy cơ béo phì, trầm cảm, khả năng tự tử...
Học sinh Việt Nam cũng phải thức dậy và có mặt ở trường từ sớm, thông thường từ 7h15 đến 7h45, tùy từng cấp học. Theo một khảo sát với sự tham gia của hơn 23.000 độc giả VnExpress, chỉ 14% chọn muốn bắt đầu giờ học, giờ làm từ 7h30, 33% chọn 8h và tới 53% chọn 8h30.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đã đề nghị Chính phủ xem xét đề xuất đổi giờ học, giờ làm. Ông Cảnh cho rằng các bộ, ngành và địa phương nên để giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa một tiếng và ngành giáo dục sẽ điều chỉnh giờ học đồng bộ với đổi giờ làm. Trước đó, Hà Nội và TP HCM từng lấy ý kiến về việc đổi giờ học, giờ làm và nhận được sự ủng hộ lớn từ người dân.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.