Viện Khoa học và Công nghệ GTVT là đơn vị được Bộ Giao thông Vận tải giao nhiệm vụ là Chủ dự án hỗ trợ kỹ thuật về “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường giao thông chính tại Việt Nam” sử dụng viện trợ không hoàn lại của JICA tài khóa 2011-2016. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đang tổ chức triển khai dự án theo tiến độ và các nội dung của Văn kiện và Biên bản thảo luận (RD) đã được ký kết giữa Bộ Giao thông vận tải và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Ngày 30/7/2014, tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã diễn ra hội nghị kỹ thuật trượt đất lần thứ 3 – Dự án hợp tác kỹ thuật: “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính tại Việt Nam”.
Hội nghị vinh dự được đón tiếp: Ngài Hedeaki MATSUMOTO, Phó Trưởng phòng quản lý thiên tai số 1, Vụ Môi trường quốc tế Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA); Ngài Toshitsugu FUJII, đại diện của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST); GS. Kyoji SASSA, Giám đốc điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL), Trưởng Dự án phía Nhật Bản; Các nhà khoa học về trượt đất đến từ Nhật Bản, Crosttia, Indonesia cùng các đại biểu đại diện cho Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Cơ quan KHKT Nhật Bản JST, các chuyên gia của Hội trượt đất quốc tế ICL, Đoàn đánh giá giữa kỳ của JICA, các đại biểu đại diện cho các Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường, các đại biểu đại diện cho Tổng cục Đường bộ VN, Đường sắt VN, các Cục, Vụ quản lý chuyên ngành, các Ban quản lý dự án của Bộ GTVT, Cục Giám định Nhà nước, các đại biểu đại diện lãnh đạo các tỉnh, các sở GTVT, các trường Đại học, các Hội nghề nghiệp, các chuyên gia chuyên ngành đã tới tham dự Hội nghị kỹ thuật trượt đất lần thứ ba của dự án..
Hội nghị đã nghe Ngài Zeljko Arbanas – Giám đốc điều hành dự án SATREPS tại Croatia trình bày tại Hội nghị báo cáo: Quan trắc, thí nghiệm và mô phỏng trượt đất tại Croatia; Các báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu về trượt đất và các vấn đề liên quan tại Việt Nam, Croattia….
Đây thực sự là cơ hội quý báu để các cán bộ nghiên cứu báo cáo kế hoạch và tiến trình của Dự án; Cập nhật các kết quả nghiên cứu của dự án cho các đại biểu tham dự đến từ các cơ quan liên quan tới hoạt động giảm thiểu nguy cơ trượt đất tại Việt Nam; Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ đã được phát triển vào thực tiễn ở Việt Nam; Tiếp nhận sự hỗ trợ về KHCN cũng như kinh nghiệm từ các chuyên gia đến từ Hội trượt đất quốc tế ICL cũng như các chuyên gia quốc tế khác. Cùng thảo luận và đóng góp ý kiến cho các báo cáo về các hoạt động nghiên cứu liên quan đến trượt đất của Dự án đang thực hiện ở Việt Nam.
Theo Viện KHGTVT
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.