Tuy nhiên, hãng sản xuất ô tô Nhật Bản này vẫn chưa chịu chấp hành lệnh “truy thu”.
Ông Tuấn cho biết, hiện cơ quan thuế đang trong giai đoạn giải quyết khiếu lần hai. Nếu Honda Việt Nam không chấp hành, Bộ sẽ có giải pháp xử lý nghiêm trường hợp này.
Thông tin nêu trên ông Tuấn tiết lộ tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 25/4.
Honda Việt Nam là công ty liên doanh với 3 đối tác góp vốn là Honda Motor (Nhật, góp 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan, góp 28%) và Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (góp 30% vốn).
Năm 1998, Honda bắt đầu đến vào Việt Nam với dự án sản xuất xe máy công suất 1 triệu xe/năm, đặt tại Vĩnh Phúc. Tổng vốn ban đầu hơn 290 triệu USD. Khi đi vào hoạt động, công ty đã sử dụng hơn 3.560 nghìn lao động tại Việt Nam.
10 năm sau, năm 2008, Honda Việt Nam mở tiếp nhà máy sản xuất xe máy thứ hai, chuyên dòng xe số cao cấp và xe tay ga với công suất 500.000 xe/năm. Nhà máy này có vốn đầu tư là 65 triệu USD, sử dụng 1.375 người lao động. Dự án đã đưa năng lực sản xuất xe máy của Honda Việt Nam lên công suất 1,5 triệu xe/năm, chiếm 90% thị phần xe máy ở Việt Nam và sử dụng khoảng 5.000 lao động.
Cũng trong giai đoạn này, năm 2005, Honda Việt Nam mở rộng sang lĩnh vực sản xuất ô tô ở Việt Nam với vốn đầu tư 60 triệu USD, công suất 10.000 xe/năm và sử dụng 408 người lao động.
Năm 2014, Honda công bố đạt doanh thu 55.000 tỷ đồng, đóng góp hơn 1% GDP Việt Nam.
Với thông tin trên, Honda là cái tên đầu tiên dính án chuyển giá trong lĩnh vực ô tô xe máy.
Tuần trước, Tổng Cục Thuế đã chính thức có văn bản thông báo về trường hợp ông lớn phân phối Metro Cash Carry đã chuyển giá với tổng giá trị bị điều chỉnh tới 507 tỷ đồng, trong đó, số thuế bị truy thu là 62 tỷ đồng.
Theo Vietnamnet
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.