Tiêm kích F-15 thả mồi bẫy. |
Tiêm kích F-15 xoay giữa "tâm bão"
TT Mỹ Donald Trump đang cùng với Saudi Arabia và các quốc gia Ả-rập khác thảo luận nhằm tìm ra giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng chính trị đặc biệt nghiêm trọng với Qatar - sự kiện vốn đang phủ đám mây u ám, che mờ hợp đồng xuất khẩu trị giá 21 tỷ USD của Tập đoàn Boeing và có thể khiến hy vọng duy trì dây chuyền sản xuất F-15E của họ bị tan thành mây khói.
Sự chỉ trích gay gắt đối với việc Qatar tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan và các tổ chức khủng bố được ông Donald Trump đưa ra trong thời gian hết sức nhạy cảm đối với thương vụ kể trên. Hợp đồng có thể lên tới 72 chiếc tiêm kích F-15E (phiên bản F-15QA).
Trước đó, hồi tháng 11/2016, Tổng thống Obama đã phê duyệt hợp đồng mua bán này sau nhiều lầm trì hoãn. Tuy nhiên, tới thời điểm này, thật tiếc là hợp đồng giữa Mỹ và Qatar vẫn chưa chính thức được ký kết, cho dù quốc gia Ả-rập này hết sức khát khao và đã sẵn sàng "xuống tiền".
Không rõ liệu "mũi dùi" của ông Trump chĩa vào Qatar sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự hiện diện của Quân đội Mỹ ở quốc gia này. Được biết, Căn cứ không quân Al Udeid, ngoại ô Thủ đô Doha là trung tâm đầu não của các lực lượng Mỹ, nơi đồn trú tới 10.000 binh sĩ, để tiến hành các chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo tự xưng IS.
Căn cứ không quân Al Udeid, ngoại ô Thủ đô Doha là trung tâm đầu não của các lực lượng Mỹ
Hôm qua, thứ Ba, ngày 06/06/2017, các quan chức Mỹ tiếp tục khẳng định, cuộc khủng khoảng chính trị này sẽ không ảnh hưởng và không khiến Mỹ thu hẹp các hoạt động của mình.
Một số Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ đã không quá lo lắng về nguy cơ đổ vỡ của thương vụ bán tiêm kích F-15, và cho rằng có lẽ còn quá sớm để nói bất cứ điều gì.
Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ McCaskill, người đại diện cho bang Missouri nơi đóng đô công xưởng sản xuất các tiêm kích F-15 và F-18 lớn nhất của Boeing đã nói rằng, bà hy vọng cuộc khủng hoảng sẽ không khiến "đoàn tàu trật bánh".
Nếu hợp đồng này được triển khai, sẽ là điều kiện tuyệt vời để Tập đoàn Boeing duy trì hoạt động của dây chuyền sản xuất F-15 tới những năm 2020.
"Tôi khổng thể tưởng tượng được là Tổng thống muốn làm điều gì đó có thể khiến nhiều công dân Mỹ mất việc làm", bà McCasskill nói.
Mỹ đã chính thức chuyển tới Qatar một lá thư đề xuất và đồng ý bán những chiếc tiêm kích hiện đại này, bao gồm cả dịch vụ hậu mãi đi kèm như cung cấp vũ khí, phụ tùng dự trữ, thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng.
Nhưng tiếc thay Qatar lại chưa ký thư đề xuất cho dù ở cấp chính phủ giữa 2 nước đã đạt được thỏa thuận, một số nguồn tin nắm rõ nội tình hợp đồng cho biết.
Tổng thống Trump trong một loạt phát biểu trên Tweet sáng sớm qua (06/06/2017), dường như lại ủng hộ cáo buộc rằng quốc gia nhiều dầu mỏ ở Vùng Vịnh này đang tài trợ cho các nhóm khủng bố.
TT Trump cho biết ông đã phát biểu trong chuyến công du của mình tới Trung Đông rằng không thể dung thứ cho bất cứ hành vi tài trợ cho tư tưởng cực đoan nào, và nói thêm là:
"Hãy nhìn xem! - Các nhà lãnh đạo đồng loạt chĩa mũi nhọn vào Qatar. Họ đã cam kết thực hiện các biện pháp cứng rằn nhằm chấm dứt các hoạt động tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan. Đây rất có thể sẽ đặt dấu chấm hết chủ nghĩa khủng bố".
Tiêm kích F-15E Strike Eagle bay trên vùng trời Afghanistan.
Không ai muốn để vuột hợp đồng béo bở
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại tại Thượng viện Mỹ - Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Bob Corker cho biết, ông là một trong những nhà lập pháp tích cực thúc đẩy chính quyền của TT Obama sớm phê duyệt hợp đồng bán tiêm kích F-15 cho Qatar và kể cả bây giờ, cho dù đang ở "tâm bão" nhưng ông sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ thương vụ béo bở này.
Tập đoàn Boeing từ chối bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên Tổng giám đốc điều hành của Boeing, Dennis Muilenberg gần đây đã tuyến bố về hợp đồng với Qatar và các hợp đồng xuất khẩu khác rằng ông muốn thấy "dây chuyền sản xuất tiêm kích F-15 sẽ được kéo dài thêm theo cách mạnh mẽ anhất cho tới tận thập kỷ tới".
Loren Thompson, một nhà phân tích thuộc Viện Lexington có mối quan hệ thân thiết với Boeing đã nói rằng ông tin tưởng hợp đồng bán F-15 sẽ vẫn được tiến hành, một khi chính quyền Qatar nhận ra được rằng chính họ đang tạo ra vấn đề.
Tổng thống Trump đang nỗ lực thể hiện tiến triển của công cuộc tiêu diệt IS và kiềm chế Iran - tất nhiên ông dường như không muốn làm tổn hại tới thương vụ này.
"Kết quả đầu ra thật đơn giản", ông Thompson nói "Qatar sẽ 'rửa sạch' những hoạt động tài trợ đã bị vạch trần, và hợp đồng sẽ được tiếp tục".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.