Đặc biệt trong giai đoạn 3 năm gần đây, Học viện đã tăng cường hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành Hàng không. Sự hợp tác này không dừng lại ở việc các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập, làm việc bán thời gian hoặc ưu tiên tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ Học viện mà còn thể hiện ở cấp độ cao hơn đó là các doanh nghiệp được tham gia vào gần như toàn bộ các khâu trong hoạt động đào tạo của Học viện. Thực tế là từ quá trình xây dựng chương trình đào tạo, xác định nội dung đào tạo, xác định chuẩn đầu ra, tham gia tuyển sinh, lựa chọn người học cho đến việc cử cán bộ tham gia giảng dạy, tham gia các hội đồng đánh giá tốt nghiệp… của Học viện đều có vai trò tích cực của các doanh nghiệp.
Với mô hình này, các doanh nghiệp không còn chỉ là đơn vị hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của Học viện mà ngược lại, Học viện và doanh nghiệp là những người đồng hành để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.Một số chương trình hợp tác nổi bật giữa Học viện và các doanh nghiệp như sau:
Đào tạo kỹ thuật hàng không
Học viện đã và đang hợp tác với Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) đào tạo nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, mức B1.1 và B2.9 (Cơ bản) trên tinh thần phần lý thuyết do Học viện phụ trách; phần thực hành, thực tập do VAECO phụ trách. Bên cạnh đó, Học viện còn xúc tiến công tác mở ngành đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không theo phương thức kết hợp với VAECO phần thực hành, thực tập; tích hợp lấy bằng kỹ sư và chứng chỉ Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay.
Đào tạo kiểm soát viên không lưu
Hiện nay, Học viện Hàng không Việt Nam đang hợp tác với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) để củng cố năng lực đào tạo kiểm soát viên không lưu cơ bản tại Học viện theo phương án xã hội hóa. Cụ thể như sau:
● Tuyển sinh: VATM phối hợp thực hiện công tác sơ tuyển (cam kết tuyển dụng khi tốt nghiệp đạt chuẩn), theo đó Học viện sẽ thực hiện công tác tuyển sinh.
● Tổ chức đào tạo: Xây dựng cơ chế biệt phái các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với công tác giảng dạy của VATM để làm lực lượng giáo viê n cơ hữu cho chương trình đào tạo này tại Học viện. Học viện đảm nhận phần lý thuyết và kiến thức cơ sở, phần kiến thức chuyên ngành và thực hành sẽ phối hợp với VATM triển khai
● Mục tiêu đào tạo: Học viên tham gia học chương trình này, khi tốt nghiệp vừa được nhận bằng tốt nghiệp chính quy, vừa có chứng chỉ chuyên môn Nhân viên Kiểm soát không lưu, vừa có chứng chỉ tiếng Anh level 4 (theo quy định của ICAO).- Học viện đã và đang hợp tác với Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức các khóa đào tạo nhân viên an ninh hàng không theo phê chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam. Theo chương trình hợp tác này, Học viện đảm nhận phần đào tạo lý thuyết với sự tham gia của một số giáo viên là cán bộ đang công tác tại ACV. Phần thực hành, thực tập sẽ được thực hiện tại ACV dưới sự giám sát của các giáo viên cả từ Học viện và ACV.
Đào tạo nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay
Học viện hợp tác với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS), Chi nhánh Tân Sơn Nhất và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Chi nhánh miền Nam) để tổ chức các khóa đào tạo nhân viên Khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay theo chương trình được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
Ngoài ra, ngay trong quá trình học tập tại Học viện, các sinh viên có rất nhiều cơ hội được các doanh nghiệp trong ngành nhận vào làm bán thời gian. Học viện cũng hết sức tạo điều kiện như sắp xếp lịch học phù hợp để sinh viên có thời gian tham gia làm thêm hay xem xét công nhận quá trình làm bán thời gian tại doanh nghiệp tương đương phần thực tập tốt nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.