Hiệu trưởng Đào Văn Đông cho biết trong những năm qua, để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam đã được đầu tư phát triển nhanh chóng, trong đó phần lớn được xây dựng bằng mặt đường asphalt với nhiều tính năng nổi trội so với các loại kết cấu mặt đường khác. |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đào Văn Đông - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT cho biết đứng trước vấn đề kiểm soát chất lượng thiết kế, thi công và quản lý khai thác, bảo trì hệ thống giao thông đường bộ, trong đó có đường bộ cao tốc sử dụng mặt đường asphalt trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo có 14 báo cáo khoa học của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước như Trung tâm công nghệ Asphalt Quốc gia - Trường Đại học Aubrn Hoa Kỳ (NCAT); Viện khoa học công nghệ giao thông Pháp (IFSTTAR); các tập đoàn lớn về cung cấp vật liệu và công nghệ mặt đường asphalt như Tập đoàn Tipco Asphalt, tập đoàn ExxonMobil - Mỹ và các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong nước như trường Đại học Công nghệ GTVT, trường Đại học GTVT, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Công ty cổ phần BMT.
“14 báo cáo này đã được phản biện độc lập và đăng tải trên Tạp chí GTVT. Qua Hội thảo này, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý trong và ngoài nước cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp kết cấu và công nghệ mặt đường asphalt trên thế giới và Việt Nam, từ đó phân tích, lựa chọn đề xuất những công nghệ, giải pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, mang lại hiệu quả cao, giá thành hạ, bền vững, thân thiện với môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cho ngành GTVT Việt Nam”, ông Đông cho biết.
Thứ truởng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của trường Đại học Công nghệ GTVT trong thời gian qua. |
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, thực tế và kinh nghiệm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam và thế giới đã chỉ ra rằng, chất lượng và hiệu quả của những công trình, sản phẩm của hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT luôn đi đôi với hàm lượng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình xây dựng và sản xuất. Theo quy hoạch phát triển ngành theo quy hoạch phát triển ngành, từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần đầu tư xây dựng thêm 2.000 km đường cao tốc và cải tạo nâng cấp hệ thống đường bộ.
"Đứng trước yêu cầu đòi hỏi thực tế trong việc nâng cao chất lượng mặt đường asphalt tại Việt Nam, tại Hội thảo ngày hôm nay, tôi đề nghị chúng ta cần tập trung thảo luận vào một số chủ đề chính như: Các giải pháp về công nghệ bên tông asphalt tính năng cao dùng cho mặt đường ô tô và sân bay; Các giải pháp về công nghệ bê tông asphalt ấm kết hợp với vật liệu tái chế mặt đường ô tô; Các giải pháp về công nghệ bảo trì mặt đường bê tông asphalt. Với mỗi chủ đề tôi đề nghị các quý vị cần phân tích , lựa chọn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật công nghệ để đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, chất lượng nguồn vật liệu cung ứng, trình độ kỹ thuật thi công , mật độ và điều kiện khai thác của mỗi công trình. Đặc biệt cần chú trọng làm rõ các giải pháp dùng vật liệu mới, công nghệ mới giúp cho việc nâng cao chất lượng đồng thời giảm giá thành, kinh phí đầu tư, thân thiện với môi trường, chống phát thải hiệu ứng nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.
Nhân dịp này, trường Đại học Công nghệ GTVT ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm công nghệ asphalt Quốc gia Hoa kỳ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. |
Thay mặt lãnh đạo Bộ GTVT, Thứ Trưởng Lê Đình Thọ cảm ơn các cơ quan đơn vị, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ có hiệu quả với Bộ GTVT. Với mục đích tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng giao thông tại Việt Nam, tại Hội nghị này, Thứ trưởng mong muốn các đơn vị và cá nhân tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Công nghệ GTVT để triển khai có hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý trong và ngoài nước đã trao đổi bàn luận về các giải pháp kết cấu và công nghệ bê tông asphalt ở Mỹ - xu hướng hiện tại và tương lai, vật liệu asphalt tính năng cao cho mặt đường bền vững, xu hướng sử dụng vật liệu tái chế mặt đường và hỗn hợp bê tông asphalt ấm ở Mỹ hiện nay, một số kết quả nghiên cứu bước đầu để ứng dụng tại Việt Nam, công tác nghiên cứu áp dụng phương pháp Superpave thiết kế hỗ hợp bê tông nhựa nóng tại Việt Nam…
Nhân dịp này, trường Đại học Công nghệ GTVT ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm công nghệ asphalt Quốc gia Hoa kỳ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.