Không được đào tạo bài bản, không có phương tiện, kỹ thuật hiện đại, câu chuyện mở đường của ông xuất phát từ trái tim, tình yêu núi rừng, lòng tự hào dân tộc riêng có. Ông là Clâu Blao- người xứng đáng được Bộ GTVT vinh danh...
Người mở đường thầm lặng
Trong căn nhà sàn bóng lộn, gỗ dổi thơm lừng, già Clâu Blao đã kể chuyện về những còn đường gùi cõng, giao thương có từ trăm năm trước. Theo già Clâu Blao, trước đây, từ Tr’hy về đến bến Hiên (giờ là thị trấn P’Rao, trên đường Hồ Chí Minh) phải mất 8 ngày đi bộ, mò mẫn theo lối mòn trong rừng già. “Chúng tôi không có tiền, không biết dùng tiền, chỉ cõng sản vật rừng như mật ong, nanh heo, mật gấu, trầm hương, sâm ba kích… xuống miền xuôi để đổi mắm, muối, nông cụ như rựa rìu, chiêng, ché. Nếu miền xuôi quý nhất là vàng, thì người miền núi coi trọng hạt muối. Lối mòn này chúng tôi nghe kể có từ thời cha ông, họ đã bao đời ngược xuôi để đổi sản vật, giao thương với người miền xuôi”.
Nếu như trên biển có có đường tơ lụa, thì xuyên hướng Đông -Tây dãy Trường Sơn này từ có con đường muối huyền thoại. Tuy nhiên, thời vàng son ấy đã qua đi. Con mòn cổ tích ấy đã chìm khuất giữa trùng điệp rừng già. Đặc biệt sau 2 cuộc kháng chiến, đường mòn ấy gần như mất tích. Mãi đến những năm 1980, khi nhà nước có chủ trương mở lại đường giao thông, tri ân đồng bào miền núi có công cách mạng, con đường xưa mới có cơ hồn hồi sinh.
Đã ngoài tuổi 67, nhưng già Blao trông vẫn còn khỏe mạnh, rắn chắc như cây gỗ lim trên rừng. Bí thư huyện ủy Tây Giang- Briu Liếc kể: "Năm 1967, ông Clâu Blao xung phong ra mặt trận vận chuyển lương thực, vũ khí cho bộ đội, một thời gian sau thì làm cán bộ quân y. Chính nhiệm vụ này đã khiến đôi chân trần vốn như con sóc con nai trên rừng càng thêm dẻo dai, cứng cáp. Ông thuộc rừng Trường Sơn nhữ chính bàn tay mình. Hòa bình lập lại năm 1975, ông về quê hương Tr'hy và được giao phụ trách y tế 4 xã vùng biên huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam (năm 2003, huyện Hiên tách thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang).
Đến năm 1978, lãnh đạo huyện giao cho ông việc nghiên cứu mở đường nối trung tâm huyện về 4 xã biên giới, vì ông là người địa phương, thường đi lại nhiều trên cung đường này nên có nhiều kinh nghiệm. “Khi được cấp trên giao cho việc mở đường, tôi hăng hái lắm. Lúc đó, từ 4 xã vùng biên đi họp dưới huyện chỉ men theo lối mòn qua triền núi, qua khe sâu, rừng thẳm, nhiều khi mất cả tuần lễ mới tới. Mỗi lần có người đau ốm không thể vận chuyển xuống y tế huyện để cứu chữa, nên có nhiều trường hợp tử vong…”, già Blao chia sẻ.
Cần có sự tưởng thưởng xứng đáng
Bây giờ kể chuyện xưa với chúng tôi, già Clâu Blao Già Blao như sống lại thời trai trẻ. Ông khấu khí: "Khi bắt tay vào nhiệm vụ, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến đi khảo sát tìm con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất để dẫn lên 4 xã vùng biên. Có những chuyến khảo sát, ông lặn lội cả tuần trong rừng sâu. Ông đến xã Lăng rồi leo lên đỉnh núi cao Cơrơdăm. Tại đây, ông tìm cây thông to nhất, cao nhất trèo lên để quan sát và định hướng con đường, rồi theo đó mà đi. Từng đoạn, từng đoạn, ông dùng rựa gọt vỏ cây và bẻ những cây nhỏ để làm dấu.
Trời nắng ráo, ông đi tìm đường, đến mùa mưa thì nghỉ. Những mùa Tết cứ thế trôi qua và sau 3 năm trời, ông không nhớ nổi đã qua bao nhiêu con suối, vượt bao nhiêu dốc cao, cuối cùng đến đầu năm 1981, ông cũng hoàn thành được việc khảo sát con đường...
Sau khi nghe ông báo cáo kết quả khảo sát con đường, lãnh đạo huyện rất phấn khởi. Qua mùa mưa, sang năm 1982, được sự nhất trí của cấp trên, ông đứng ra vận động cán bộ và người dân làng Voòng, xã Trhy, sau lan rộng ra các xã A Xan, Chơm và Gari… với hơn 500 người cắt rừng, lần theo dấu trên các thân cây rừng mà ông dùng rựa khắc khi đi khảo sát, để mở đường nối 4 xã vùng biên với xã Lăng về trung tâm huyện. Các xã thi đua nhau trong việc mở đường, dù khi ấy vật dụng làm việc còn rất thô sơ như rìu, cuốc...
Điều kỳ lạ, sau 3 tháng, ông cùng người dân đã hoàn thành con đường mòn như ý muốn. Và, từ con đường độc đạo đã mở từ xã Lăng lên Trhy, như tiếp thêm sức mạnh cho người dân biên giới mở các tuyến đường liên xã của 4 xã vùng biên. Tết năm đầu tiên có con đường được xem là vui nhất, nhộn nhịp nhất với người dân của các xã biên giới Việt – Lào, khi đường sá được thông thương. Người dân phấn khởi tổ chức lễ đâm trâu truyền thống và ca tụng già Blao như một vị anh hùng, dành tặng ông những vật phẩm ngon nhất...
Thế nhưng... thật ngậm ngùi, công lao và tâm huyết lớn lao của ông chưa có sự đền đáp tương xứng. Ngoài bằng khen của huyện, GĐ Sở GTVT kèm theo món quà trị giá vài trăm ngàn đồng, ông Clâu Blao Già Blao chưa được tôn vinh xứng đáng. Với một già làng trên tuổi thất thập lai hy, lại ở giữa khuất lấp núi rừng, mọi sự tôn vinh đối với ông gần như không cần thiết, nhưng với những con người mới, bon bon trên con đường xuyên tây Trường Sơn hôm nay thấy áy náy khi ông chưa được tưởng thưởng xứng đáng với công lao, tâm nguyện một đời ông bỏ ra.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.