Khắp châu Á đang chịu đựng ô nhiễm không khí tồi tệ như thế nào?

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 28/02/2019 06:51

Từ Thái Lan đến Hàn Quốc hay Ấn Độ, không khí ô nhiễm đang bao phủ nhiều thành phố lớn nhất châu Á...

thailanreuters2_lznn

Ảnh: Reuters

 Theo báo Nikkei, dù chính phủ các nước đưa ra nhiều nỗ lực nhằm ngăn ô nhiễm không khí, vấn đề này dường như vẫn tồn tại dai dẳng bởi tất cả chính phủ các nước đều gặp khó trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế với mục tiêu cải thiện môi trường.

Đã nhiều tuần nay, bầu trời Bangkok không còn trong. Lưu lượng giao thông lớn, hoạt động xây dựng dày đặc, người dân đốt sau mùa vụ, hoạt động của các nhà máy, hoạt động sản xuất điện than và việc không có gió khiến cho bầu không khí trở nên độc hại.

Hàm lượng bụi siêu mịn 2.5, loại bụi có thể thâm nhập sâu vào phổi để gây ra các bệnh về hô hấp và tim mạch đã lên đến mức cao không an toàn, theo chuẩn của Thái Lan. 

Giờ đây tại Thái Lan, không hề khó để nhìn thấy hàng dài người xếp hàng tại các quầy thuốc trong kỳ nghỉ trưa để mua mặt nạ, ví như mặt nạ N95 vốn được thiết kế để ngăn hạt bụi mịn PM 2.5. Tuy nhiên nhiểu quầy thuốc đã dán thông báo: “Chúng tôi hết mặt nạ N95”. Nhiều siêu thị lớn như Tesco Lotus thậm chí còn phát cả mặt nạ để thu hút khách hàng.

Khi mà cuộc tổng tuyển cử tại Thái Lan đang ngày một đến gần, chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang cố gắng cải thiện tình hình. Máy bay của Hoàng gia Thái Lan đã bay khắp bầu trời Bangkok để phun khoảng 3.000 lít nước trong nỗ lực làm giảm bớt bụi mịn và dọn sạch bầu không khí. 

Ngoài ra, rất nhiều xe cứu hỏa cũng phun nước vào không khí. Thủ tướng Thái Lan đang cố gắng khuyến khích người sử dụng xe ô tô sử dụng nhiều nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Bất chấp tất cả những nỗ lực trên, chất lượng bầu không khí không cải thiện đáng bao nhiêu như mong muốn của chính quyền. 

Giáo sư tại đại học Chulalongkorn, ông Sirima Panyametheekul, nói: “Việc phun nước có thể giúp giảm bớt bụi PM10 thế nhưng chúng ta sẽ cần đến 30 nghìn chiếc máy phun nước cùng lúc nếu chúng ta muốn loại bỏ bụi PM2.5”.

Bụi PM10 có kích cỡ đường kính từ 2,5 đến 10 micrometer và được cho là bớt gây hại cho con người bởi kích cỡ lớn của chúng khó xâm nhập vào cơ thể con người.

Thái Lan không phải nước duy nhất trong khu vực đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ.

Tại Hàn Quốc, chính phủ đã phải dán thông báo về bụi ở nhiều khu vực tại Hàn Quốc trong đó có thủ đô Seoul sau khi chất lượng không khí rơi xuống mức tồi tệ nhất từ năm 2015 khi giới chức bắt đầu thu thập dữ liệu. Tại một địa điểm ở Seoul, hàm lượng bụi mịn 2.5 đã tăng cao đột biến.

Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng ô nhiễm tồi tệ. Bộ Môi trường Hàn Quốc đã cấp khoảng 320 nghìn xe tải loại cũ không được vào thành phố. Điểm đỗ xe tại nhiều công sở bị đóng cửa, người đến làm việc được khuyến khích đi phương tiện công cộng. Các khu vực xây dựng bị yêu cầu giảm giờ thi công.

Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ. Ấn Độ gặp khó với tình trạng ô nhiễm đã nhiều năm, thế nhưng tình hình dường như đang tồi tệ hơn.

Tình trạng ô nhiễm đang gây ra nhiều tác hại đến kinh tế Thái Lan. Trung tâm nghiên cứu Kasikorn ước tính rằng khói bụi ô nhiễm sẽ khiến Thái Lan tiêu tốn đến 6,6 tỷ bath tương đương 200 triệu USD bởi chi phí y tế sẽ tăng thêm đến 3,1 tỷ bath, ô nhiễm không khí sẽ làm giảm chi tiêu của du khách đến 3,5 tỷ bath. Trong khi đó, việc chi tiêu lượng lớn tiền để phòng chống ô nhiễm sẽ lấy đi nguồn tiền lẽ ra được dành cho phát triển kinh tế, ví như hạ tầng.

Ý kiến của bạn

Bình luận