Dự án mang tên Multibody Advanced Airship for Transport (MATT) hướng tới việc tạo ra giải pháp vận chuyển hàng không trong đó các yếu tố giá thành, an toàn và thân thiện môi trường được đặt lên hàng đầu.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, khinh khí cầu không còn phải đối mặt nhiều với nguy cơ cháy nổ vốn là cơn ác mộng đối với phương tiện này trong quá khứ. Ngoài ra, khí cầu cũng đã được chứng minh là phương tiện có độ tiết kiệm năng lượng cao, với khả năng di chuyển tương đối tốt.
Hiện có 8 quốc gia thuộc dự án MAAT, dẫn đầu bởi Đại học Universita di Modena e Reggio Emilia, Ý, hiện cả nhóm nghiên cứu đang hướng tới chế tạo khí cầu có khả năng di chuyển toàn cầu theo các tuyến đường nhất định, Có thể kết nối được với các phương tiện bay nhỏ chờ người và hàng hóa trong lúc di chuyển. Nhìn chung, hệ thống khí cầu trên hoạt động tương tự với hệ thống tàu điện ngầm hiện hành.
Theo ông Tim Smith, nhà nghiên cứu lâu năm thuộc trường Cơ khí Lincoln cho biết “việc kết nối khí cầu với các phương tiện khác trong lúc bay, giống như trong các câu truyện viễn tưởng, hoàn toàn có khả năng trở thành sự thực”. Ông cũng cho biết thêm , khí cầu chủ đạo sẽ duy trì độ cao ở mức 15km với tốc độ 200km/h, khí cầu sẽ đi qua các điểm trung chuyển, nơi mà các phương tiện bay nhỏ hơn sẽ kết nối và vận chuyển hàng hóa, con người lên khí cầu này. Hiện tại, thách thức lớn nhất đối với dự án này nằm ở khả năng tạo ra nhiều khu vực kết nối tại 1 điểm trung chuyển.
MAAT nếu thành công sẽ tạo ra một phương pháp vận chuyển với chi phí hoạt động/ hiệu năng tốt nhất trong lịch sử giao thông từ trước đến nay. Việc không cần nhiều nhiên liệu và thời gian cất cánh, hạ cánh sẽ giúp giảm thời gian hoạt động. Ngoài ra, việc hoạt động liên tục trên không cũng giúp khí cầu giảm thiểu quãng đường di chuyển.
Ngoài ra, khả năng tiêu hao năng lượng thấp, cùng với khả năng duy trì độ cao 24/24 sẽ giúp cho khí cầu thân thiện với môi trường hơn hơn so với máy bay.
Theo các số liệu gần đây, dự đoán năm 2020 sẽ có khoảng 400 triệu lượt hành khách sử dụng máy bay, với tổng quãng đường bay có thể tăng lên tới 340%. Trong tương lai, các sân bay lớn sẽ bị quả tải, giống với giao thông đường bộ đang phải đối mặt vào thời điểm hiện nay
“Trong tương lai, những chiếc khí cầu chạy điện sẽ trở thành một phần thiết yếu của việc di chuyển trên không, nếu giải quyết được những vấn đề liên quan trọng lượng và sức tiêu thụ điện, một kỷ nguyên giao thông trên không mới sẽ bắt đầu”.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.