Hai bên thống nhất thời gian nghiên cứu Dự án sẽ thực hiện trong 6 tháng,bắt đầu từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017 |
Theo Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, việc khởi động nghiên cứu tiền khả thi xây dựng cảng Liên Chiểu nhằm làm rõ vai trò của cảng Liên Chiểu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Đà Nẵng cần có một đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm trong việc quy hoạch đô thị, cảng biển để khi phát triển cảng lớn không dẫn tới xung đột với các định hướng phát triển của thành phố trong đó có các loại hình dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cao, nguồn lực thành phố còn khó khăn, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ mong muốn thông qua JICA, Yokohama, các đối tác phía Nhật Bản sẽ quan tâm đến dự án và mong muốn khởi động thuận lợi để đem đến những thành quả tốt đẹp.
Theo ông Haroda, mục tiêu nghiên cứu tiền khả thi nhằm rà soát, bổ sung cho Đà Nẵng đánh giá tính khả thi của dự án; cách thức triển khai các bước tiếp theo của dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ tập trung vào các điểm: phân chia chức năng giữa các cảng của Đà Nẵng, đánh giá nhu cầu bốc xếp hàng hóa đến năm 2030…
Các nội dung nghiên cứu mặt bằng cảng, vấn đề tiết kiệm năng lượng sẽ áp dụng các kinh nghiệm và thành công của cảng Yokohama để bảo đảm các cảng khách và hàng hóa an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, việc đánh giá các tác động môi trường, làm gia tăng tắc nghẽn giao thông và nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy liên quan tới cảng tăng, tái định cư… cũng được chú trọng xem xét trong nghiên cứu tiền khả thi.
Theo đoàn công tác, tổng thời gian nghiên cứu sẽ thực hiện trong 6 tháng, bắt đầu từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017. Bên cạnh đó, đại diện đoàn công tác cũng khẳng định, dự án cảng Liên Chiểu sẽ được đầu tư từ nguồn vốn ODA Nhật Bản và có sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.