Ảnh minh họa |
Theo đó, Bộ Tài chính khoán kinh phí sử dụng ôtô khi đi công tác, đi họp trên địa bàn TP. Hà Nội đối với các chức danh Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Cục (Vụ) trưởng, Phó Cục (Vụ) trưởng và tương đương của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
Bên cạnh đó, các chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan, Cục Dự trữ nhà nước khu vực có trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM cũng phải khoán kinh phí khi sử dụng ôtô đi công tác, đi họp trên địa bàn 2 thành phố này.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, các chức danh Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan, Cục Dự trữ nhà nước khu vực khi đi công tác, đi họp trên địa bàn thành phố, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi các đơn vị này đóng trụ sở làm việc cũng phải khoán xe công, nghĩa là không được sử dụng xe công.
Mức khoán cụ thể được Bộ Tài chính quy định như sau:
Mức khoán đi công tác = Đơn giá khoán (đồng/km) x khoảng cách thực tế đi công tác hàng tháng của từng chức danh (km).
Trong đó, đơn giá khoán là 13.000 đồng/km. Còn khoảng cách thực tế đi công tác là số km thực tế từ trụ sở cơ quan đến địa điểm công tác.
Căn cứ quy định tại quyết định này, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định cụ thể khoán kinh phí sử dụng xe khi đi công tác của các Tổng cục và tương đương; các Cục (và đơn vị tương đương) tại địa phương theo quy định, thời gian áp dụng từ 15-5.
Về việc khoán kinh phí xe công trên, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho rằng nếu được áp dụng rộng rãi, ước tính số lượng xe công sẽ giảm hơn 10.500 chiếc. Với chi phí vận hành mỗi xe công khoảng 320 triệu đồng/chiếc thì ngân sách mỗi năm dự kiến tiết kiệm khoảng 3.400 tỉ đồng tiền vận hành số xe trên. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.