Không người vận hành, kính thiên văn lớn nhất thế giới "ế ẩm"

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Ứng dụng 13/08/2017 07:52

Bỏ ra hàng triệu USD để mời chuyên gia nước ngoài vận hành kính thiên văn lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn chưa tìm được người phù hợp.


kinh-thien-van-fast

FAST hiện là kính thiên văn lớn nhất thế giới. (Ảnh: Reuters).

Theo South China Morning Post, Trung Quốc tuyển chuyên gia nước ngoài điều khiển kính thiên văn FAST ở tỉnh Quý Châu với mức lương hơn 1,2 triệu USD. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, chưa có bất cứ ứng viên xuất sắc nào lộ diện.

Người trúng tuyển cũng sẽ được tài trợ để nghiên cứu khoa học và có chỗ ở miễn phí. Điều này không quá khác biệt so với những gì các nhà khoa học có thể nhận được khi làm việc tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc.

Viện Khoa học Trung Quốc, cơ quan quản lý kính thiên văn FAST, buộc phải tìm kiếm nhân lực ở thị trường nước ngoài bởi Trung Quốc không có phi hành gia nào đủ kinh nghiệm để vận hành một thiết bị vĩ đại và phức tạp như FAST.

"Vị trí này chỉ tuyển những nhà khoa học không ở Trung Quốc. Bất cứ quốc tịch hay chủng tộc nào cũng được", nhân viên phụ trách nhân sự của Viện Khoa học cho biết.

Người trúng tuyển sẽ chịu trách nhiệm thiết lập và tổ chức các ủy ban khoa học để định hướng mục tiêu sử dụng lâu dài của kính thiên văn FAST... Đồng thời, người này phải báo cáo những phát hiện của mình với chính phủ Trung Quốc.

Để ứng tuyển, ứng cử viên phải có ít nhất 20 năm kinh nghiệm cùng kỹ năng điều khiển kính viễn vọng và kỹ năng quản lý.

Thông báo này được đăng tải từ tháng 5 trên nhiều phương tiện thông tin. Tuy nhiên, Viện Khoa học Trung Quốc vẫn chưa thể tìm ra người ưng ý.

"Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với các nhà khoa học qua cả những kênh cá nhân. Những nhà nghiên cứu cấp cao thường ít lướt web... Chúng tôi có thể xác nhận là việc tìm người đang gặp khó khăn", đại diện Viện Khoa học chia sẻ.

Ngoài những yêu cầu khá cao, rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa cũng được coi là nguyên nhân khiến Trung Quốc không thể tìm ra người vận hành kính thiên văn lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, thách thức của công việc này đến từ thời gian biểu bất thường trong quá trình vận hành thiết bị. Nhà khoa học có thể phải từ bỏ dự án những dự án hiện tại nếu trở thành người điều khiển FAST. Kính thiên văn này được đặt tại Quý Châu, một vùng xa xôi hẻo lánh và ít tiện nghi, khiến nhiều người tỏ ra dè dặt trước khi ứng tuyển.

Với số vốn đầu tư xây dựng khoảng 180 triệu USD, kính thiên văn FAST được cho sẽ giành được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ trong vòng hai thập niên tới. Nó có kích thước lớn hơn 30 sân bóng đá và được xây dựng trên một đỉnh núi ở tỉnh nghèo Quý Châu.

Ý kiến của bạn

Bình luận