CÁc tòa nhà bị phá hủy trong trận cháy lịch sử ở Cobargo, bang New South Wales, Úc. Ảnh: AFP.. |
Thiệt hại kinh tế của Australia do thảm họa cháy rừng ước tính đã vượt quá con số kỷ lục 4,4 tỷ USD mà vụ hỏa hoạn “Thứ bảy đen tối” từng gây ra hồi năm 2009, theo dữ liệu Analytics của Moody.
Chuyên gia kinh tế của Moody, bà Katrina Ell cho biết các vụ hỏa hoạn còn khiến người dân Australia kiệt quệ, niềm tin của người tiêu dùng nước này tổn hại nghiêm trọng. Điều này khiến lãi suất có nhiều khả năng sẽ bị cắt giảm trong tháng tới.
Thêm vào đó, không thể không nhắc đến không khí ô nhiễm sẽ khiến ngành công nghiệp du lịch và nông nghiệp nước này bị ảnh hưởng đáng kể.
Bà Katrina Ell quan ngại, thảm họa cháy rừng ở Australia có nguy cơ lan rộng hơn nữa do mùa cháy rừng vẫn còn tiếp diễn trong nhiều tháng tới. Do đó các hệ lụy đến nền kinh tế nước này vẫn chưa dừng lại.
Theo ước tính, các đám cháy liên tiếp vừa qua đã thiêu rụi ít nhất 8,4 triệu ha rừnga, lớn hơn nhiều so với 450.000 ha rừng bị tàn phá bởi trận hỏa hoạn Thứ Bảy Đen tối.
Trước đó, vụ cháy rừng nghiêm trọng hồi năm 2009 đã tàn phá các khu vực nông thôn trù phú phía bắc Melbourne của Australia, giết chết 173 người và gần như phá hủy hoàn toàn thị trấn Marysville xinh đẹp.
Hiện 25 người thiệt mạng được báo cáo, cùng nhiều thị trấn trên bờ biển phía nam của bang New South Wales và Mallacoota ở phía đông nam Victoria trong đợt cháy rừng bất thường lần này.
Để so sánh, chuyên gia cho biết các vụ cháy rừng trước đó thường ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế địa phương trong địa phận thảm họa. Tuy nhiên, “các vụ cháy lần này với khả năng lan rộng và có nguy cơ ảnh hưởng lan tỏa tới cả nền kinh tế vĩ mô”, bà Katrina Ell lo ngại.
Điều đáng sợ là thời điểm này vẫn còn khá sớm để các vụ cháy rừng thường xảy ra, và cho đến hiện tại Australia vẫn chưa thể khống chế được ngọn lửa.
Người dân nước này đang phải nếm trải sự mất mát to lớn khi ngành công nghiệp địa phương chịu tổn thất từ hạn hán kéo dài. Lý giải điều này, chuyên gia cho biết thiệt hại đối với hàng thực phẩm tươi sống sẽ gây áp lực lên giá tiêu dùng, bởi lẽ hầu hết loại trái cây và rau quả tươi tiêu thụ tại gia ở Australia đều có nguồn gốc địa phương.
Mặc khác, du lịch vốn là “huyết mạch” của khu vực bờ biển phía nam bang New South Wales. Katrina Ell cho rằng lượng khách du lịch sẽ sụt giảm mạnh vào cao điểm mùa du lịch hè tới do khói bụi mù mịt. Nguy cơ ô nhiễm không khí sẽ khiến du lịch địa phương và quốc tế cân nhắc. Mặc khác, cơ quan quản lý du lịch Australia cho hay phải tốn hàng trăm triệu USD mới có thể phục hồi lại các cơ sở bị tàn phá.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.