Kinh tế giảm tốc, Trung Quốc phơi bày vấn nạn doanh nghiệp nhà nước giả

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 20/11/2019 14:17

Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và số vụ vỡ nợ đang tăng lên rất nhanh. Những thất bại này, dù đau đớn nhưng lại giúp sàng lọc ra các công ty khỏe mạnh. Quá trình này các quốc gia khác biết rất rõ nhưng ở Trung Quốc có một điều đặc biệt: bối cảnh hiện nay khiến những "SOE giả" bị phơi bày.

20191116fnp502-157413985400148345640-crop-15741398
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp này có cái tên nghe khá hùng mạnh: tập đoàn xây dựng kỹ thuật điện hạt nhân Trung Quốc, China Nuclear Engineering Construction Group. Từng thuộc sở hữu của quân đội, giờ đây tập đoàn này tự nhận là một phần của 1 "doanh nghiệp nhà nước (SOE) trung tâm", nhóm các doanh nghiệp tinh hoa thuộc quyền quản lý của chính phủ Trung Quốc.

Website của tập đoàn tràn ngập những hình ảnh các lãnh đạo đi ký kết dự án ở khắp đất nước. Giống như các ông lớn quốc doanh khác, tập đoàn tuân thủ chặt chẽ các quy định về chính trị, với những thông báo chứa cả khẩu hiệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, có 1 điều không chính xác: tập đoàn không phải là 1 "SOE trung tâm".

Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc và số vụ vỡ nợ đang tăng lên rất nhanh. Những thất bại này, dù đau đớn nhưng lại giúp sàng lọc ra các công ty khỏe mạnh. Quá trình này các quốc gia khác biết rất rõ nhưng ở Trung Quốc có một điều đặc biệt: bối cảnh hiện nay khiến những "SOE giả" bị phơi bày. Đây là những công ty lừa dối các chủ nợ về mối liên kết với Chính phủ, khiến các chủ nợ lầm tưởng rằng họ sẽ được hỗ trợ nếu như gặp rắc rối. Nhưng trên thực tế, khi rắc rối xuất hiện, chính phủ sẽ không xuất hiện đơn giản vì đó không phải là 1 SOE.

Tháng trước, Huarong, 1 công ty chuyên xử lý các khoản nợ xấu, rao bán 610 triệu nhân dân tệ (tương đương 87 triệu USD) tài sản của China Nuclear, trong đó có một số bất động sản ở tỉnh An Huy. Không hề giống như tên gọi, công ty này tập trung vào bất động sản chứ không phải điện hạt nhân. China Nuclear cũng được hưởng lợi từ việc nhà đầu tư lầm tưởng nó với 1 SOE "xịn" vì tên gọi quá giống: China Nuclear Engineering and Construction Corporation (những ai tinh mắt mới nhận ra sự khác biệt giữa hai cái tên).

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp ở Trung Quốc. China Huayang Economic and Trade Group tự nhận là một trong những SOE đầu tiên của Trung Quốc, nhưng 1 chi nhánh thừa nhận đây thực ra không phải là 1 công ty quốc doanh. Mới đây Huayang vừa vỡ nợ trái phiếu 7 tỷ nhân dân tệ. Từ năm 2016 China City Construction đã bán bán 99% cổ phần ở đây cho 1 nhà đầu tư tư nhân 99% nhưng công ty vẫn tự nhận mình là 1 SOE.

China Energy Reserve and Chemicals Group Overseas Capital Company khẳng định với các công ty xếp hạng tín nhiệm rằng công ty có gốc gác từ 1 SOE hùng mạnh. Năm ngoái công ty này vỡ nợ 350 triệu USD trái phiếu.

Những vụ vỡ nợ của các SOE "giả" xuất hiện nhiều đến nỗi công ty chuyên về thông tin tài chính Gelonghui đã công bố 1 tài liệu mang tính hài hước hướng dẫn cách trở thành 1 SOE giả. Các bước bao gồm tìm 1 công ty quốc doanh đã bị lãng quên, 1 quan chức không có hi vọng thăng tiến và sau đó là "1 kẻ bợ đỡ không biết xấu hổ" để đăng ký kinh doanh. Cuối cùng là xây dựng 1 ma trận các chi nhánh, công ty con.

SOE giả chỉ là 1 phần nhỏ của bức tranh kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên bộ phận này phản ánh 2 căn bệnh kinh niên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân rất khó huy động vốn. Các ngân hàng sẽ sẵn sàng giải ngân hơn cho các SOE, vì biết rằng nhóm này ít có khả năng vỡ nợ hơn.

Căn bệnh là thứ 2 là khâu thẩm định doanh nghiệp quá yếu kém. Niềm tin rằng chính phủ sẽ giải cứu các SOE là yếu tố khiến giá trị của doanh nghiệp tăng lên trong mắt nhà đầu tư. Và không chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo này. Khi China Energy Reserve vỡ nợ, một số công ty môi giới của Hàn Quốc đã lỗ lớn. Thậm chí ngân hàng nổi tiếng Barclays của Anh là một trong những ngân hàng bảo lãnh.

Ý kiến của bạn

Bình luận