Kinh tế Trung Quốc có thực sự đang ổn?

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 18/07/2018 09:41

Những con số đẹp về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc dường như che giấu đi nhiều dấu hiệu cảnh báo xuất hiện khắp mọi nơi.

 

trungquocap_xfpy
Các số liệu chi tiết hơn cho thấy đầu tư vào hạ tầng đang chững lại, ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang giảm chi tiêu. 

Nếu nhìn trên bề mặt, kinh tế Trung Quốc dường như vẫn đang tăng trưởng ổn. Thế nhưng đằng sau sự ổn định ấy là rất nhiều thách thức đối với siêu cường kinh tế của thế giới, theo báo New York Times.

Trong ngày thứ Hai, chính phủ Trung Quốc công bố kinh tế Trung Quốc quý 2/2018 tăng trưởng 6,7% so với 1 năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng này gần tương đương với tỷ lệ mà Trung Quốc đã công bố trong khoảng 2 năm rưỡi qua. Tốc độ tăng trưởng 6,7% cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% của Trung Quốc. 

Những con số trên dường như che giấu đi nhiều dấu hiệu cảnh báo xuất hiện khắp mọi nơi. Các số liệu chi tiết hơn cho thấy đầu tư vào hạ tầng đang chững lại, ngoài ra, người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang giảm chi tiêu. 

Nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc phàn nàn rằng những nỗ lực của chính phủ trong việc kiềm chế nợ nần đã khiến họ khó tiếp cận với tín dụng. Số lượng doanh nghiệp Trung Quốc vỡ nợ dù còn thấp nhưng đang tăng nhanh. Đồng nhân dân tệ sụt giá. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trong trạng thái giảm điểm. 

Mọi chuyện không hề dễ dàng. Mỹ đã phát động cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, đến mùa thu năm nay, tổng giá trị hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế có thể lên đến 200 tỷ USD. Dù người Trung Quốc đã có nhiều bước tiến trong đa dạng hóa nền kinh tế thế nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu đồ chơi, quần áo, phụ tùng ô tô và nhiều mặt hàng khác sang Mỹ cũng như nhiều nước khác trên thế giới. 

Trung Quốc có lựa chọn chính sách, thế nhưng họ cũng có nhiều yếu điểm. Trung Quốc có thể bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng để giúp kinh tế tăng trưởng. Trung Quốc cũng có thể đẩy mạnh chi tiêu vào những dự án lớn như xây dựng đường cao tốc hoặc sân bay. Thế nhưng cả hai chính sách trên đều sẽ có thể tác động xấu đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc giảm nợ. 

Tăng trưởng đầu tư vào hạ tầng của Trung Quốc, sau khi tăng liên tục khoảng 20% trong những năm gần đây, đến năm 2018 này chỉ tăng trưởng chưa đến nửa tốc độ trên. Sự chững lại này hoàn toàn phù hợp với cam kết giảm nợ của Trung Quốc. Trước đây, nợ chính quyền các tỉnh của Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc đã vay nợ quá nhiều.

Ý kiến của bạn

Bình luận