Kỳ vọng đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng: Không dễ

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 16/09/2019 16:33

Saudi Arabia bị tấn công bằng UAV và ông Trump đổ lỗi tấn công cho Iran, thúc giá dầu lên tới 100 USD/thùng?

ky-vong-day-gia-dau-len-100-usdthung-khong-de_1672
Giá dầu tăng sau vụ Saudi Arabia bị tấn công bằng UAV của Houthi.

Mỹ mở kho chiến lược có phải để cứu giá dầu?

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở sản xuất dầu mỏ của Saudi Arabia đã khiến nước này giảm sút khoảng 1/2 sản lượng dầu mỏ.

Máy bay không người lái được vũ trang nhắm vào một nhà máy lọc dầu ở thành phố Abqaiq, viên ngọc quý của Saudi, vốn rất quan trọng đối với các nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu. Vụ tấn công thứ hai cũng bằng máy bay không người lái nhằm vào một nhà máy lọc dầu tại mỏ dầu Khurais rộng lớn.

Vụ tấn công đã khiến làm tổn hại nghiêm trọng năng lực sản xuất của vương quốc Arabia, ảnh hưởng đến hơn 5 triệu thùng dầu thô chế biến mỗi ngày.

Mặc dù có sự đảm bảo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng các thị trường dầu mỏ toàn cầu được cung cấp tốt, Tập đoàn Aramco và đại gia dầu mỏ Saudi Aramco nói rằng họ có thể khôi phục sản xuất nhưng sự gián đoạn lớn này ở môt trong những quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới có thể khiến giá dầu tăng vọt.

Theo giới phân tích, vụ việc sẽ khiến giá dầu thô tương lai tăng 10 USD/thùng, phụ thuộc vào quy mô thiệt hại.

Saudi Arabia là quốc gia dẫn đầu OPEC, sản xuất mỗi ngày 7 triệu thùng dầu, khoảng 5% sản lượng dầu hàng ngày của thế giới, theo Saudi Aramco.

Tuy nhiên, sản lượng của OPEC cung ứng cho khách hàng trong trường hợp sản xuất giảm mạnh đã đi xuống từ nhiều thập kỷ nay. Nguyên nhân là trữ lượng tại các mỏ dầu ngày càng cạn kiệt.

Trong khi đó, Mỹ hiện sản xuất hơn 12 triệu thùng dầu và xuất khẩu hơn 3 triệu thùng mỗi ngày, dẫn đầu thế giới. Việc thiếu hụt kéo dài sẽ khiến sản xuất và xuất khẩu tại Mỹ tăng vọt.

Việc giá dầu tăng lên và kịch bản thị trường thiếu cung sẽ là kịch bản tốt đẹp mà Washington mong chờ.

Song, giới phân tích hiện chưa rõ liệu các cơ sở xuất khẩu của Mỹ có đáp ứng việc vận chuyển bổ sung hay không.

Bên cạnh đó, Washington không đổ lỗi cho Houthi- lực lượng đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công vào Saudi Arabia, mà đổ lỗi cho Iran- thành viên lớn thứ 3 trong OPEC.

Đây là động thái có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ của các nước trong khối OPEC và từ đó ảnh hưởng đến các quyết định về thị trường dầu của khối này. Tổ chức này đã liên hệ mật thiết với Nga trong việc ổn định thị trường dầu thế giới suốt thời gian qua, bất chấp quan hệ nồng ấm với Mỹ.

Washington đang muốn đổ thêm dầu vào lửa ở Saudi Arabia và tuyên bố sẽ cung ứng cho thị trường lượng dầu cần thiết để bổ sung cho Saudi, một động thái sẽ đưa dầu của Mỹ lan ra thế giới càng nhiều càng tốt. Trong một động thái mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/9 thông báo ông đã cho phép sử dụng dầu trong các kho dự trữ chiến lược của Mỹ. Tổng thống Trump cho hay "sau vụ tấn công tại Saudi Arabia, mà có thể tác động đến giá dầu, tôi đã cho phép mở kho dự trữ chiến lược, nếu cần thiết, với số lượng sẽ được xác định."

Ông cũng cho biết đã thông báo tới tất cả các cơ quan hữu quan xúc tiến việc thông qua các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu hiện đang trong tiến trình xét duyệt tại Texas và nhiều nơi khác trên khắp nước Mỹ.

Các chuyên gia nhận định rằng, vụ tấn công nhằm vào cơ sở sản xuất dầu mỏ của Saudi Arabia không có nhiều tác động trực tiếp tới kinh tế Mỹ, song lại có thể khiến giá xăng tăng cao hơn và gia tăng áp lực tới tăng trưởng toàn cầu.

Thay vì đó, động thái mở kho dầu chiến lược có thể là tín hiệu Tổng thống Mỹ muốn khẳng định lại tiềm lực vượt Saudi Arabia của Mỹ tới các khách hàng tiềm năng trong tương lai gần.

Nhà tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới không dễ mua dầu giá cao của Mỹ

ky-vong-day-gia-dau-len-100-usdthung-khong-de_1672
Trung Quốc sẽ chọn Iran để ép giá thay vì mua dầu của Mỹ?

Năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới và nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ 2 thế giới.

Sự lệ thuộc của Trung Quốc vào năng lượng nhập khẩu có thể là một yếu tố thúc đẩy Washington tạo nên phí tổn nước này bên cạnh cuộc chiến thương mại.

Trung Quốc vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu để hiện thực hóa mục tiêu trở thành công xưởng của thế giới.

Năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 400 triệu tấn dầu thô (khoảng 3 tỷ thùng), nếu giá dầu quốc tế tăng thêm 1 USD/thùng thì Trung Quốc phải “chi” thêm 3 tỷ USD. Kịch bản sẽ còn kinh khủng hơn nếu giá dầu chạm ngưỡng 100 USD/thùng.

Tuy nhiên, bên cạnh cuộc chiến thương mại khiến đầu tư và sản xuất của Trung Quốc giảm xuống khiến nhu cầu năng lượng có phần hạn chế.

Hơn nữa, Bắc Kinh ngoài việc có thể mua dầu của Mỹ như trước kia thì có thể chọn nguồn cung từ Iran - quốc gia đang bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép tối đa. Việc mua bán rõ ràng có thể diễn ra ở hình thức "lách" các biện pháp trừng phạt của Mỹ và do đó, có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào giá năng lượng thế giới.

Ý kiến của bạn

Bình luận