“Đòn bẩy” đưa hàng hóa vươn xa
Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển Việt Nam được phân chia thành 6 nhóm cảng biển với 45 cảng biển đang hoạt động. Trong đó, có 2 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi). Tổng số bến cảng được công bố là 286 bến cảng với tổng chiều dài khoảng 85,5 km, tổng công suất thiết kế khoảng 700 triệu tấn/năm.
Hệ thống cảng biển Việt Nam được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng như: cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng, quy mô và được phân bố trải rộng theo vùng miền. Hệ thống cảng biển Việt Nam tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và cả nước.
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển 6 tháng đầu năm 2020 đạt 339,1 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 84,9 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ; hàng nhập khẩu đạt 108,1 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ; hàng nội địa đạt 145,1 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ; khối lượng hàng container thông qua cảng biển 6 tháng đầu năm 2020 đạt 10,03 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 3,3 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ; hàng nhập khẩu đạt 3,2 triệu TEUs, tăng 2% so với cùng kỳ; hàng nội địa đạt 3,4 triệu TEUs, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019.
Vượt qua thách thức
Ngoại trừ một số cảng mới hình thành, hầu hết các cảng vẫn nằm sâu trong lục địa, vừa hạn chế về điều kiện luồng lạch, vừa tạo áp lực lên hệ thống giao thông đô thị, UTGT vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng vận tải, đời sống dân sinh và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với hai cảng biển lớn nhất cả nước hiện nay là Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
Việc phân chia nhỏ các khu chức năng cảng theo quy hoạch để giao cho các nhà đầu tư đã tạo sự manh mún trong việc triển khai, làm hạn chế hiệu quả khai thác tài nguyên đường bờ, hạn chế không gian phát triển cảng và phát sinh cạnh tranh nội bộ các cảng trong cùng một khu vực, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế.
Bất cập lớn nhất của vận tải biển hiện nay là giao thông kết nối giữa hệ thống cảng biển với phương thức vận tải khác như đường bộ, đường sắt... Mặt khác, kết nối giao thông đến cảng thiếu đồng bộ cả về quy mô và tiến trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư khai thác cảng (đặc biệt, các bến cảng đầu tư mới tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu; Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh), làm tăng thời gian, chi phí vận tải hàng hóa đến cảng. Việc kết nối cảng biển với các phương thức vận tải khác, kết nối cảng biển với các khu dân cư, khu công nghiệp mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ với đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển, chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa xếp dỡ qua hệ thống cảng biển. Tình trạng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông và ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển.
Hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia lĩnh vực hàng hải đã được triển khai đồng bộ từ tháng 7/2018 tại 25 cảng vụ hàng hải đối với 11 thủ tục hành chính. Theo đó, đại lý/chủ tàu có thể truy cập vào Cổng Thông tin một cửa quốc gia để thực hiện khai báo thủ tục điện tử cho tàu thuyền vào, rời cảng biển. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở dữ liệu này chưa được xây dựng đúng tiến độ, đầy đủ và chưa được tích hợp vào Hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia, đặc biệt là không có các cơ sở dữ liệu về tàu biển và thuyền viên nước ngoài để tra cứu. Hệ thống văn bản QPPL về giải quyết thủ tục hành chính cho tàu thuyền vào, rời cảng còn chồng chéo, bất cập, gây khó khăn trong việc phối hợp và giải quyết thủ tục hành chính.
“Liều thuốc” mạnh để tăng kết nối
Để tăng sức cạnh tranh cho hệ thống cảng biển Việt Nam, phát huy vai trò của cụm cảng nước sâu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng hải thế giới, theo ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thời gian tới cần tập trung một số giải pháp căn cơ như những “liều thuốc” mạnh để cảng biển tăng tốc, đó là:
ÜLập quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; Lập quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050; Lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển hệ thống cảng biển một cách tổng thể, đồng bộ với việc phát triển hệ thống hậu cần sau cảng, gắn với quy hoạch phát triển đồng bộ các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng và các địa phương có cảng;
ÜXác định cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển là nhiệm vụ trọng tâm của Ngành. Thời gian qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã triển khai nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cổng thông tin điện tử dùng chung nhằm nâng cao một bước trong cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển nói riêng và quản lý hoạt động hàng hải nói chung. Ngoài ra, Cục đã kiến nghị với Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành mới hoặc điều chỉnh bổ sung các văn bản chuyên ngành liên quan đến thủ tục hành chính tại cảng biển;
ÜKết nối giữa hệ thống cảng biển với phương thức vận tải khác: Hiện tại, Cục Hàng hải Việt Nam đang đề xuất hợp tác cùng Ngân hàng Hàng hải Thế giới trong việc nghiên cứu các dự án kết nối hệ thống cảng biển chính với các phương thức vận tải khác;
ÜNghiên cứu phát triển Hệ thống thông tin quản lý hàng hải (PORT-MIS) thí điểm tại một số cảng biển (Cát Lái, Đà Nẵng...) nhằm tiến tới xây dựng trên toàn hệ thống cảng biển để cải cách thủ tục hành chính (thủ tục giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải ra, vào cảng thông qua cổng một cửa) cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa bằng đường biển;
ÜTiếp tục hoàn thiện việc minh bạch giá dịch vụ cảng biển: Cục Hàng hải Việt Nam đang nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT sửa đổi Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018 của Bộ trưởng Bộ GTVT về ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam;
ÜNghiên cứu xây dựng mô hình quản lý cảng biển: Nghiên cứu xây dựng cơ quan quản lý cảng đủ mạnh (có thể theo mô hình chính quyền cảng) phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam và áp dụng thí điểm để điều hành và liên kết các cảng trong khu vực, bảo đảm thống nhất quản lý toàn diện quy hoạch phát triển, nhu cầu thị trường, cạnh tranh giữa các cảng, quy hoạch nguồn nhân lực, ban hành các thể chế, quy định vận hành chung các cảng;
ÜTăng cường phát triển cảng xanh, cảng thông minh: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7220/VPCP-CN ngày 30/7/2018 về việc nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển cảng biển theo hướng “cảng xanh” thân thiện với môi trường, Bộ GTVT đã triển khai “Xây dựng Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam” nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách để kiểm soát hiệu quả hơn các nguồn tác động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong khai thác cảng biển tại Việt Nam q
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.