Việt Nam mới chỉ đang xây dựng một số nhà máy điện mặt trời nổi - Ảnh: EVN |
Đó là một trong những nội dung được đưa ra trong thông tin báo chí do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cung cấp liên quan đến các chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian tới.
Theo đó, báo cáo nêu thực trạng phát triển các nguồn và lưới điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh. Với 62 dự án nguồn điện lớn có công suất trên 200 MW thì chỉ 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến.
Ngoài những bất cập về thủ tục đầu tư qua nhiều bước thì khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng... Nổi bật là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, bồi thường giải phóng mặt bằng tại các thành phố lớn.
Trong số đó, một số công trình vướng mắc như đường dây 220kV đấu nối sau các trạm 500kV Phố Nối, Việt Trì, Lưu Xá; dự án: TBA 220kV Nghĩa Lộ và ĐD 220kV Nghĩa Lộ - 500kV Việt Trì, ĐD 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ, Nha Trang – Tháp Chàm,...) cũng như nguồn điện BOT bị chậm tiến độ...
Để đáp ứng mục tiêu đảm bảo cung ứng điện trong một vài năm tới đây, Ban chỉ đạo báo cáo đặt mục tiêu đến năm 2025 hệ thống điện toàn quốc phải có gần 1.4500 MWp điện mặt trời và khoảng 6.000 MW điện gió.
Trong nhiều phương án được đề xuất, đáng chú ý là giải pháp xem xét khả năng thuê tàu, sà lan/nhà máy điện nổi để cung cấp điện trong nếu các dự án nhiệt điện phía Nam vẫn tiếp tục chậm tiến độ như vừa qua.
Với thời gian giao hàng ngắn, theo hợp đồng từ 3 đến 10 năm và dải công suất dao động trong khoảng 30-620 MW. Đây là giải pháp ngắn hạn và trung hạn tương đối hiệu quả cho các quốc gia có nhu cấp điện khẩn cấp.
Bên cạnh đó là việc tập trung đôn đốc chủ đầu tư sớm đưa các công trình nguồn/lưới điện đi vào vận hành, tăng khả năng cấp điện và giải tỏa công suất. Tạo thuận lợi cho các dự án điện mặt trời, điện gió đã có trong quy hoạch vào vận hành đúng tiến độ, gắn với giải tỏa công suất.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.