Lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển cao nhất 39,5 triệu đồng

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Xã hội 01/06/2018 06:21

Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển.

Lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển cao nhất 39,
Ảnh minh họa

Theo đó, người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thu lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Mức thu lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển được đề xuất như sau:

Số tt

Hoạt động phép

Mức thu lệ phí (nghìn đồng)

Dưới 10.000 m3

Từ 10.000 m3 đến dưới 100.000 m3

Từ 100.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3

Từ 1.000.000 m3 trở lên

 

Cấp giấy phép.

22.500

28.000

34.000

39.500

 

Cấp lại giấy phép.

7.000

9.000

10.500

12.500

 

Gia hạn giấy phép.

17.500

22.000

26.500

30.500

 

Sửa đổi, bổ sung giấy phép

 

 

 

 

 

Thay đổi tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển.

12.500

12.500

12.500

12.500

 

Thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời điểm thực hiện hoạt động nhận chìm.

17.500

22.000

26.500

30.500

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, biển và đại dương đang bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Một trong các nguồn gây ô nhiễm là việc nhận chìm bất hợp pháp chất thải và chất khác xuống biển, đại dương. Do vậy, cần kiểm soát và quản lý hiệu quả hoạt động nhận chìm nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhận chìm chất thải, đặc biệt là nhận chìm vật liệu nạo vét tại các cảng biển, luồng lạch xuống biển vẫn được thực hiện. Theo số liệu của Tổ chức Hàng Hải quốc tế năm 2015, hàng năm thế giới có khoảng 250 - 500 triệu tấn vật liệu nạo vét được cấp phép cho nhận chìm ở biển. Tuy nhiên, không phải vật, chất nào cũng được nhận chìm xuống biển cũng như không phải khu vực nào trên biển cũng cho phép nhận chìm. Vật, chất cần được đánh giá kỹ lưỡng và cấp giấy phép trước khi nhận chìm. Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế, trên cơ sở đó ban hành quy định cũng như đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động nhận chìm ở biển Việt Nam là cần thiết.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Ý kiến của bạn

Bình luận